Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Các công việc chuẩn bị cho tang lễ

Chủ tang, chủ phụ

Trước hết là lập chủ tang và chủ phụ, chủ tang thưòng là con trai trưởng; nếu COĨ1 trưởng đã chết thì con trai đầu lòng của ngưòi đó, người ăn thừa trọng, hoặc người đàn ông thừa kế chính thức của người chết là chủ tang. Cha còn mà con cái tang mẹ hoặc tang vợ con thì ngưòi cha làm chủ tang, còn ông thì ông làm chủ tang, chủ phụ là vợ ngưòi chết hoặc vợ tang chủ (nếu vợ người chết không còn). Tang chủ làm chủ lễ tang mọi nghi thức, chủ phụ lo việc chi phí.


Tướng lễ, hộ tang, tư thư, tư hoá

Kế đến là .việc lập tướng lễ, hộ tang, tư thư, tư hoá, Tướng lễ là người sắp đặt, chỉ huy và quyết định mọi nghi lễ. Chọn người thông thạo cách xếp đặt mọi công việc, Hộ tang là phụ tá cho tưống lễ, lo việc tiếp tân, tiếp khách. Người này thường được lựa chọn trong số các thân nhân có tuổi, đứng đắn, lịch thiệp, hiểu biết lễ nghi. Tư thư phụ trách việc cáo phó, ghi chép các đỗ lễ phúng của quan khách, viết văn tế. Tư hoá là ngưòi ghi chép những việc chi tiêu trong đám tang.

Cáo phó

Người tư thư phải lo việc cáo phó, thường viết tay rồi cho người mang đến từng nhà thân thích, vì ngày xưa chưa có báo ngày đăng cáo phó. Đối với các bậc tôn trưởng và bạn hữu ỏ xa người ta phải gửi cáo phó riêng sai người mang đi.
Nội dung cáo phó phải ghi rõ sự việc: tên tuổi người qua đòi, cùng ngày giờ và địa điểm cử hành tang lễ. Danh xưng của thân nhân người chết khi xưa cũng được quy định rõ, thí dụ như cha chết thì con xưng là "cô tử", mẹ chết thì xưng là "ni tử", cha mẹ đều chết thì xưng là "cô ai tử"

Trị quan

Việc chuẩn bị áo quan được gọi là trị quan. Áo quan, hay là quan tài còn có tên là cỗ thọ đường, cỗ hậu sự, săng, hòm. Khi xưa người ta làm cỗ quan tài bằng cách ghép thàĩih đứng góc vuông, ván càng dày càng tốt. Ván đã dày, thành lại ghép vuông đứng rất vững chắc,- có ‘thể chịu đựng lâu ỏ dưới đất sâu. Về chiều dài thì "giường bốn thước hai, quan tài bốn thước bảy" nghĩa là chiều dài chỉ vừa đủ người nằm: Thước nói ỏ đây vẫn là thưóc ta dừng ngày xưa. Còn bề ngang, bao giờ cũng làm hẹp đúng sát hai vai là düng ý ép giữ không để cho xác trương to chảy nước bốc hơi ra. Người chết có hai vai rộng thì người ta phải buộc gọn lại ngay sau khi tắt thở và phần nhiều xác phải thắt đại đái nơi trên xương hông, để giữ cho ruột hư thổi không chảy ra. Quan tài thường sơn gắn rất kỹ, dưới lót bỏng nẻ, giấy bản, trà búp khô, để nước có chảy ra cũng thấm hết vào. Người ta gắn nắp quan tài bằng sơn sông luyện với đất sét khô tán nhỏ, với bột nếp quấy nhựa xoan, rất kín và chắc để năm bảy ngày, thậm chí có nhà quàn trong đông cát ỏ ngoài vườn vài ba tháng mới làm đám đem chôn.
Gỗ tốt nhất dùng làm quan tài là vàng tâm, rồi đến giổi, là hai thứ gỗ có đặc tính thích hợp với sơn, vì gỗ có nhiều dầu giữ cho sơn bền tốt không bong, tróc. Quan tài đã làm bằng vàng tâm hay giổi là để sơn, thường là sơn son, hai đầu chữ thọ và nẹp lan đằng thếp vàng thếp bạc, ít khi sơn cánh gián và sơn then. Thứ gỗ đặc biệt quý nhất để làm quan tài là ngọc am mà người miền Bắc gọi là pơ-mu, chỉ vài nơi có. Ở miền Nam, người ta rất ít dùng quan tài sơn, mà dùng gỗ trai, gỗ sao.

Đồ bổ khuyết

Đồ bổ khuyết (đồ để chèn hòm), ngày xưa có bán sẵn làm bằng giấy nhỏ xếp thành tập dày năm, mười cm khâu bện lại bằng dây gai, cắt xén thành từng miếng dài rộng lón nhỏ tuỳ theo nơi để gối đầu, để chèn hai bên mang tai, trên dưới và hai bên bắp đùi, cổ chân...
Vải dùng để gói bọc thi hài gồm có: tiểu liệm, đại liệm, tạ quan (vải lót quan tài). Các nhà bình dân thường dùng bằng vải mộc, nhà hào phú, quan lại thường dùng toàn nhiễu lụa.

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

Những sự việc trước khi lâm trung

Tự sửa soạn ngày chết
Mỗi người về già có thể do những tín hiệu suy sụp của sức khoẻ, thường hiểu được mình còn sông không được bao lâu, nên việc chờ đợi cái chết là chuyện đưetng nhiên. Đốỉ với những người tự nhận thấy dòng đời đã trải qua của mình không có điểu gì ân hận, thì tâm trí thư thái, thoải mái trong sự chờ đợi ấy. Trong việc này, ngoài sự sửa soạn về tinh thần, các cụ còn sửa soạn ngay cả cho cái chết vật chất. Trước hết, các cụ lo sắm cỗ hậu; họ thường chọn thứ gỗ quý, rồi sơn son thiếp vàng để trang hoàng, đồng thời giữ cho khỏi mọt.

Lo cỗ thọ cho mình, mối chỉ là một phần trong việc sửa soạn cho lúc chết. Xưa ít có cụ nào không nghĩ tói ngôi huyệt. Các cụ thường đi xem lấy đất hoặc nhờ thầy địa lý đi tìm giùm ngôi đất để sau này linh hồn mình được thư thái, con cháu được hơn người. Sau đó, các cụ nhà giàu có cho xây sinh phần, đào sẵn huyệt đúng theo sự chỉ dẫn của thầy địa lý. Xây sinh phần cũng như sắm cỗ thọ, bao giò cũng xây đôi, sắm đôi, dành cho cả cụ ông lẫn cụ bà. Nhũng cỗ thọ đã sắm sẵn thường được kê dưới gầm. bàn thờ để chò khi dùng đến.
Giờ hấp hối
Sinh, lão, bệnh, tử là những điều tất phải có trong một đời người. Tuy nhiên, từ xưa tới nay, ngay từ giờ hấp hôi của một con ngưòi sẽ phải vĩnh viễn ra đi đã làm cho không khí trong gia đình trở nên trầm lắng xuống với vẻ thiêng liêng. Con cháu ở xa gần được báo tin vội vã trở vể, tuy đông đủ nhưng đều im lặng trong nỗi buồn.
Ngày xưa, người nào già yếu tới khi biết mình không thể sông được, hoặc là người nhà nhận thấy tình trạng người bệnh sắp tới lúc qua đòi, thì phải cho dời chỗ nằm tối căn nhà giữa, đặt ngoảnh đầu về phương Đông để được sinh khí.
Nếu người sắp chết còn tỉnh táo thì con cháu, phải hỏi xem có căn dặn gì không. Những lời nói quan trọng này của người sắp qua đòi được ghi lại trong một quyển gọi là "Di ngôn", Di chúc".Một vài người biết mình không còn sống được bao lâu, khi còn chút sức khoẻ tỉnh táo, đã tự tay viết những lời dặn dò, dạy bảo trong cuốn này.
Theo tục lệ xưa, con cháu hỏi xem người bệnh sắp trút hơi thỏ cuối cùng có tự đặt lấy tên thuỵ, còn gọi là tên hèm tức là tên sau này dùng để khấn khi cúng cơm. Cho nên ta còn goi là tên cúng cơm. Nêu ngưòi sắp qua đời ở tình trạng lâm bệnh mê man, không tự đặt lấy tên cúng cơm cho mình thì con chá\i tìm đặt tên rồi báo lại cho người ấy biết khi gặp lúc hồi sinh ngắn ngủi. Cũng trong giờ phút này, con cháu phải lo thay quần áo mới cho người bệnh và bỏ hết quần áo cũ đang mặc đi. Ngày nay, thường thường người ta làm việc này vào lúc sắp tẩm liệm, trong đó có việc lau lại cơ thể người chết bằng rượu hay bằng cồn.
Con cháu sau đó phải thay nhau ngồi bên cạnh người bệnh, để chò giờ phút lâm chung, ghi giữ đúng giờ trót hơi thở cuối cùng và thông báo cho mọi ngưòi cùng «hay biết. Trong trường hợp người bệnh lịm đi, thì người canh phải lấy bông đặt trưóc lỗ mũi, hễ bông không động đậy nữa, ngưòi canh chừng phải cầm một chiếc đũa đặt ngang miệng người chết để "cài hàm", cho hai hàm răng khỏi nghiến vào nhau. Cỗ lễ ghi rõ là không nên để người quá cố nhắm mắt trên tay người khác phái (nam, nữ), theo quan niệm nam nữ cách biệt thòi xưa.
Người canh phải nhớ đúng giờ người chết qua đời, để ghi nhố, nhưng theo một số tín ngưỡng để còn nhò thầy tự xem ngày bấm giờ, để biết người qua đồi có chết vào giò lành hay phải ngày trùng tang lại có quỷ tinh ám ảnh gây tai hại. Nếu gặp ngày giờ xấu thì thân nhân phải nhờ thầy tự làm bùa hay có những pháp thuật để tông xuất thần trùng, đánh đuổi quỷ tinh. Lá bùa thì được dán trên áo quan, và cho vào những con ốc chôn ỏ bốn phía,ngôi mộ.

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Nghi lế Dâng Hương tổ tiên trong gia đình

Dâng hương tại gia
Từ xưa, người Việt có tục dâng hương lễ bái tại gia các vị Gia thần và Gia tiên vào các dịp tuần, tiết. Mỗi tuần, tiết dâng hương tại gia đều có những điểm khác nhau nhất định, từ phẩm vật dâng cúng tới một sô' nghi thức và văn khấn, song vẫn có nhũng nguyên tắc chung. Dâng hương cáo lễ Gia thần trưốc, Gia tiên sau.
Các phẩm vật dâng hương cũng có thể là lễ chay hoặc lễ mặn (các gia đình thờ Phật thì chỉ dâng lễ chay). Tuỳ hoàn cảnh từng gia đình mà có thể sắm lễ khác nhau, nhưng thường có những đồ lễ dâng không thể thiếu: hương, đèn, chè, quả, rượu, nưốc trong, trầu cau và tiền vàng. Riêng đèn (nến) thường là một cặp, được đặt cả hai bên bàn thò, cao hơn các vật phẩm khác. Chúng tượng trưng cho hai vầng nhật-nguyệt và được thắp sáng suốt buổi lễ. Lễ vật trên bàn thò có thể là chung nhưng nếu có nhiều bát hương thì bát nào cũng phải thắp hương cả, và thắp theo số lẻ (1,3,5.... nén) vì sô' lẻ thuộc âm. Khi cháy gần hết một tuần hương, gia chủ lại thắp thêm một tuần nữa, rồi xin phép tổ tiên hoá vàng. Tiền vàng khi đã hoá thành tro thì rót vào đó một chén rượu.

Mọi kỳ dâng hương đều có vối và lễ. Vái thì các ngón tay đan vào nhau, còn lễ thì hai bàn tay áp vào nhau và đều đặt ở vị trí ngang trước ngực. Nghi lễ này đòi hổi người làm lễ Gà gia chủ) phải thành tâm, trầm tư mặc tưởng trưốc đấng tiên tổ, thần minh. Vái lễ chỉ được thực thi sau khi các lễ vật đã được đặt lên bàn thò, đèn đã được thắp sáng, hương đã được châm lửa. Người làm lễ sau khi đã châm lửa, kính cẩn dùng hai tay dâng các nén hương ở vị trí ngang trán, vái ba vái rồi mới cắm hương vào bát hương. Vái ba vái xong thì đọc văn khấn (mỗi dịp tuần tiết đều có nội dung khác nhau). Khấn xong, lễ bôn lễ và thêm ba vái.

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Cúng mứng thượng thọ

Thượng thọ
Nhà nào có cha mẹ già đến bảy, tám mươi tuổi mà nhà khá giả, đông con cái thì tổ chức lễ mừng thọ cha mẹ. Hôm ăn mừng, trước hết làm lễ gà xôi hoặc tam sinh, lợn, bò đạm. ra đình lễ thần, gọi là bái tạ thần hưu, nghĩâ là tạ ơn thánh thần đã phù hộ cho cha mẹ được sông lâu. Đến lúc lễ, cha (hoặc mẹ) ăn mặc đẹp, ngồi ghế đặt chính giừa, con cháu tế tự lễ báỉ. Con cái dâng lễ mỗi người chén rượu mừng thọ, hoặc là quả đào, gọi là bàn đào chúc thọ.
Con cháu lễ bái xong, rồi ăn mừng, mời làng nước khách khứa. Khách đem đồ lễ vật đến mừng và chứng kiến sự hạnh phúc của hai cụ, sự hiếu thảo của cõn cháu. Họ hàng cũng có lòi chúc mừng. Hai bên nhà có treo những câu đôì, những bức đại tự để mừng hai cụ. Có nhà còn mời ca nhi tới để ngâm thơ và câu đối. Bữa tiệc khao rất linh đình, luôn có pháo nổ.
Lời yết cáo tổ tiên :
Hôm nay ỉ
Ngày... tháng giêng năm... tại thôn... xã... huyện... tỉnh... '
Hậu duệ tôn là : (Tên người đứng lễ)
Quỳ trước linh vị (đọc linh vị của thuỷ tổ, tiên tổ được liệt thờ trong nhà thờ họ)
Kính cẩn lạy tâu rằng :
Cúi nghĩ : Tuổi tác tự Trời Phật ban cho
Hình hài nhờ TỔ Tiên mới có
Nay : toàn dân hớn hở đón xuân sang
Tín chủ mừng vui làm lễ thọ w
Yết cáo chư vị thần linh
Kính lạy miếu đường tiên tổ
Xin rộng mở lòng nhân
 Nếu người dứng lễ là bản thân người được khánh thọ thl dùng chữ “làm lễ thộ". Nếu con trường hay cháu đích tổn đứng lẽ thì dùng chữ "dấng lễ thọ".
Nguyên vun trồng đức độ Mong sao ngày tháng mãi bền lâu ước được gốc cành thêm củng cố Tưởng niệm công đức ngày xưa Gọi chút khói hương ỉễ nhỏ Ngửng trông chứng giám tấc thành Cúi xin phù trí bảo hộ Mong tiên linh khơi rộng mạch Trường sinh Cho hậu duệ leo lên thềm Thượng thọ Trên Thiên tào, tăng niên kỷ lâu dài, như rùa hạc vô cương
Dưới hải Ốc, tưới phúc lộc dồi dào, như suối nguồn bất hủ
Khấn đầu cúi lạy thần linh, tiên tổ Thượng hưởng.

Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

Văn khấn khánh thành nhà

Văn khấn khánh thành nhà 

Cúi nghĩ rằng

Vừng nhật nguyệt mười phương rạng rỡ, Đức tổ tông muôn thuở sáng ngời,
Ngửng trông ! Phúc ám nôĩ đời,
"Tếthần thần tại", về nơi từ đường.
Để con cháu, lửa hương phụng sự, Nghìn năm sau, xuân tự, thu thường. Băn khoăn tự chỉ phế hóang Đến nay đồng tộc sửa sang khánh thành. Kính thiết lễ: Chiêu nghênh, yên vị.
Rước thần thông : Tẩy uế khai quang
Mừng nay xuân tiết vừa sang,
Gần xa tụ hội họ hàng đông vui.
Viễn tông đời thứ... là tộc trưởng... hợp cùng các bậc kỳ lão,
các vị huynh trưởng và con cháu nội ngoại các chỉ trong toàn tộc, kính cẩn trình tâu : ơn trời đốt cao dày chc chở, ơn tổ tiên phù hộ độ trì. ơn nhờ đức Phật từ bi ơn nhà Thánh Chúa, Thẩn kỳ chứng soi :
Cây vững cỗi, thắm chồi, xanh lá Nước trong nguồn, bể cả, sông sâu Chữ trung, chữ hiếu làm đầu Ai không tâm niệm : "Vì đâu có minh ?"
Nhờ tiên tổ anh linh phù hộ,
Dìu cháu con tiến bộ trưởng thành
Trẻ già trai gái yên lành
Họ hàng thịnh vượng, gia đình tươi vui.
Buổi sơ khai, một ngôi thuỷ tổ Đời nốt đời, chia hộ, chia chi
Cây cao, bóng cả sum suê Lá rơi về cội, người về tổ tông
Nghìn thu sau, nối dòng mãi mãi Ai trồng cây ? Tă hái quả ngon Vậy nên dạy cháu, khuyên con
Vun bề tổ trạch, giữ tròn gia thanh Trong gm đình, trên bình, dưới thuận Trong ¿ọ đương "bách nhẫn thái hoà"
Xuân hồi, thắm trổ muôn hoa
Non sông gặp hội âu ca thái bình
Ĩĩay nhân lễ khánh thành, kính bái
Chi tiẽn linh trở lại từ đường
Tả chiêu, hữu mục theo hàng
Tinh anh hội tụ, khói nhang phụng thờ
Tuy nén hương đơn sơ lễ nhỏ -
Xin lượng trên thấu tỏ lòng thành
Nguyện cầu tứ phủ, vạn linh
Thập phương tam bảo chứng minh độ trì.
Cẩn cáo

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

Cúng ăn mừng nhà mới

Ăn mừng nhà mới

Khi làm xong nhà mới, chủ nhà sẽ chọn ngày lành tháng tốt dọn tới ở. Sau đó làm lễ, có cỗ bàn thịnh soạn mòi bà con, họ hàng, bạn bè đến ăn mừng nhà mới (lễ Tân gia), cáo Táo quân, Thổ thần và gia tiên. Lễ Tân gia thường được tổ chức long trọng. Những người được mòi đến mang lễ vật ếới như câu đối, các bức đại tự, trầu cau... Xưa kia người ta thường đốt pháo vui vẻ.

Lời khấn yết cáo Táo quân Thổ thần :
Hôm nay, ngày... tháng... năm...
Tại : thôn, xã, huyện, tỉnh...
Tín chủ là...
Trước án toạ Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân.
Kính cẩn tâu rằng :
Ngài giữ ngôi tam thai,
Nắm quyền tạo hoá.
Trừ tai, cứu hoạ,
Bảo vệ dân lành.
Nay bản gia hoàn tất công trình,
Chọn ngày lành gia đình nhóm lửa.
Nhân lễ khánh hạ,
Kính cẩn tâu trinh : cầu xin gừt đình Anh ninh khang thái Làm ăn tiến tới Tài lộc dồi tỉào tcừa rộng nhà cao Ngoài êm trong ấm Vợ chồng hoà thuận Con cháu sum vầy Cúi nhờ ân đức cao dầy Đoái thương phù trì bảo hộ.

Cẩn cáo.

Cúng lễ động thổ

Lễ động thổ

Vói người Việt, làm nhà là một trong những việc trọng đại nhất của đời người, liên quan tói sinh mệnh của những người sẽ sống trong ngôi nhà đó. Bởi vậy, dân gian rất chú trọng tới các nghi thức, các bước phải làm lễ cúng.

Sau khi chọn ngày hợp với tuổi gia chủ, người ta làm Lễ động thổ (cúng thần đất) để xin được làm nhà trên mảnh đất đó. Trong lễ động thổ, ngày xưa phải cúng tam sinh, ngày nay đơn giản hơn, nhưng phải là con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả. Sau khi làm lễ, gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình vối Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó mới cho thợ đào móng

Lời khấn :
Kính lạy Đông trù tư mệnh,
Táo phủ thần quăn,
Công mệnh thổ thần • cập thổ.
Chủ vị thần tài - thông minh, chính trực,
Chí thần, chí linh.
Xưa, thần vâng mệnh thiên đình,
Đông trù chấp trường chấp hành.nghiêm trang
Thay trời giáng phúc trừ ương
Xem xét thiện ác một phương không lầm,

*     Tiền chủ lễ bạc thành tăm.
Chừng cho đắc lễ chẳng lầm chẳng sai.
Vun trông quế, huệ xanh tươi
Trẻ già mạnh khoẻ, người người an khang.
Trót lầm, xin xá xin thương Để cho con được mở đường thành tăm Bốn mùa thu, hạ, xuân, đông Làm ăn phú quý, bớt phần nguy nan.
Nay nhăn ngày... tháng... năm... giờ...
Tín chủ con tên là... cùng vợ (chồng)... con trai (congái)... cháu...
Ngụ tại thôn... xã... huyện... tỉnh... (hoặc số nhà... phường... quận... thành phố...) nước...
Thành tăm sắm một lễ vật, gồm : hương đăng... cung thỉnh chư vị đồng lai hiến hưởng.

Chấp kỳ lễ bạc, phù hộ độ trí cho chúng con... Cẩn cáo.

Lễ cúng đầy năm cho bé

Cúng đầy năm

Đứa trẻ đầy năm gọi là đầy tuổi, cúng đầy năm còn gọi là cúng đầy tuổi hoặc lễ thôi nôi. Ngoài việc cúng lễ trong dịp này người ta còn có tục thử đứa trẻ. Hôm ây đứa trẻ được ăn mặc chỉnh tề. Con trai thì bày cung tên, giấy bút ; con gái thì bày dao kéo, kim chỉ bên cạnh. Đứa trẻ, được đặt trước những tH*ứ đồ đó V* sẽ nhặt lấy một thứ mà nó thích.

Người ta cho rằng : nếu đứa con trai chọn kiếm cung, giấy bút thì nó sẽ theo nghiệp võ hay nghiệp văn ; con gái nếu chọn kim chỉ thì sẽ có tài nội trợ.

Trong buổi cung đầy năm, nhiều nhà làm cỗ bàn rất linh đình, khấn trình trưóc bàn thờ gia tiên và mòi khách khửa đông hơn cả cúng đầy tháng.

Lời khấn :

Hôm nay là ngày... tháng... năm... Nay con giữ việc phụng thờ tên là... tuổi... sinh tại xã... huyện... tỉnh... cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.

Kính dâng lễ bạc : trầu rượu trà nước, vàng


hương, hoa quả cùng phẩm vật, lòng thành nhân dịp sinh hạ cháu trai (gái), kính mời hương hồn nội ngoại gia tiên, kỵ cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.

Con kính xin gia tiên phù hộ độ trí cho cháu... hay ăn chóng lớn và toàn gia khang kiện.

Cẩn cáo.