Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Các công việc chuẩn bị cho tang lễ

Chủ tang, chủ phụ

Trước hết là lập chủ tang và chủ phụ, chủ tang thưòng là con trai trưởng; nếu COĨ1 trưởng đã chết thì con trai đầu lòng của ngưòi đó, người ăn thừa trọng, hoặc người đàn ông thừa kế chính thức của người chết là chủ tang. Cha còn mà con cái tang mẹ hoặc tang vợ con thì ngưòi cha làm chủ tang, còn ông thì ông làm chủ tang, chủ phụ là vợ ngưòi chết hoặc vợ tang chủ (nếu vợ người chết không còn). Tang chủ làm chủ lễ tang mọi nghi thức, chủ phụ lo việc chi phí.


Tướng lễ, hộ tang, tư thư, tư hoá

Kế đến là .việc lập tướng lễ, hộ tang, tư thư, tư hoá, Tướng lễ là người sắp đặt, chỉ huy và quyết định mọi nghi lễ. Chọn người thông thạo cách xếp đặt mọi công việc, Hộ tang là phụ tá cho tưống lễ, lo việc tiếp tân, tiếp khách. Người này thường được lựa chọn trong số các thân nhân có tuổi, đứng đắn, lịch thiệp, hiểu biết lễ nghi. Tư thư phụ trách việc cáo phó, ghi chép các đỗ lễ phúng của quan khách, viết văn tế. Tư hoá là ngưòi ghi chép những việc chi tiêu trong đám tang.

Cáo phó

Người tư thư phải lo việc cáo phó, thường viết tay rồi cho người mang đến từng nhà thân thích, vì ngày xưa chưa có báo ngày đăng cáo phó. Đối với các bậc tôn trưởng và bạn hữu ỏ xa người ta phải gửi cáo phó riêng sai người mang đi.
Nội dung cáo phó phải ghi rõ sự việc: tên tuổi người qua đòi, cùng ngày giờ và địa điểm cử hành tang lễ. Danh xưng của thân nhân người chết khi xưa cũng được quy định rõ, thí dụ như cha chết thì con xưng là "cô tử", mẹ chết thì xưng là "ni tử", cha mẹ đều chết thì xưng là "cô ai tử"

Trị quan

Việc chuẩn bị áo quan được gọi là trị quan. Áo quan, hay là quan tài còn có tên là cỗ thọ đường, cỗ hậu sự, săng, hòm. Khi xưa người ta làm cỗ quan tài bằng cách ghép thàĩih đứng góc vuông, ván càng dày càng tốt. Ván đã dày, thành lại ghép vuông đứng rất vững chắc,- có ‘thể chịu đựng lâu ỏ dưới đất sâu. Về chiều dài thì "giường bốn thước hai, quan tài bốn thước bảy" nghĩa là chiều dài chỉ vừa đủ người nằm: Thước nói ỏ đây vẫn là thưóc ta dừng ngày xưa. Còn bề ngang, bao giờ cũng làm hẹp đúng sát hai vai là düng ý ép giữ không để cho xác trương to chảy nước bốc hơi ra. Người chết có hai vai rộng thì người ta phải buộc gọn lại ngay sau khi tắt thở và phần nhiều xác phải thắt đại đái nơi trên xương hông, để giữ cho ruột hư thổi không chảy ra. Quan tài thường sơn gắn rất kỹ, dưới lót bỏng nẻ, giấy bản, trà búp khô, để nước có chảy ra cũng thấm hết vào. Người ta gắn nắp quan tài bằng sơn sông luyện với đất sét khô tán nhỏ, với bột nếp quấy nhựa xoan, rất kín và chắc để năm bảy ngày, thậm chí có nhà quàn trong đông cát ỏ ngoài vườn vài ba tháng mới làm đám đem chôn.
Gỗ tốt nhất dùng làm quan tài là vàng tâm, rồi đến giổi, là hai thứ gỗ có đặc tính thích hợp với sơn, vì gỗ có nhiều dầu giữ cho sơn bền tốt không bong, tróc. Quan tài đã làm bằng vàng tâm hay giổi là để sơn, thường là sơn son, hai đầu chữ thọ và nẹp lan đằng thếp vàng thếp bạc, ít khi sơn cánh gián và sơn then. Thứ gỗ đặc biệt quý nhất để làm quan tài là ngọc am mà người miền Bắc gọi là pơ-mu, chỉ vài nơi có. Ở miền Nam, người ta rất ít dùng quan tài sơn, mà dùng gỗ trai, gỗ sao.

Đồ bổ khuyết

Đồ bổ khuyết (đồ để chèn hòm), ngày xưa có bán sẵn làm bằng giấy nhỏ xếp thành tập dày năm, mười cm khâu bện lại bằng dây gai, cắt xén thành từng miếng dài rộng lón nhỏ tuỳ theo nơi để gối đầu, để chèn hai bên mang tai, trên dưới và hai bên bắp đùi, cổ chân...
Vải dùng để gói bọc thi hài gồm có: tiểu liệm, đại liệm, tạ quan (vải lót quan tài). Các nhà bình dân thường dùng bằng vải mộc, nhà hào phú, quan lại thường dùng toàn nhiễu lụa.