Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Hoa nào không nên cắm trên bàn thờ?

Ý nghĩa của việc dâng hoa

Với người Việt, trong thờ cúng tổ tiên, lễ chạp, các ngày sóc, vọng (ngày Rằm, mùng Một) và thờ phụng tâm linh… việc dâng hoa cúng thanh khiết, thể hiện tâm thành rất quan trọng (hương, hoa, trà, quả). Dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện lành, tốt đẹp đã làm được trong cuộc sống, như là những đóa hoa tươi thắm, thơm tho dâng cúng chư Phật, thánh, gia tiên, là hành động thành kính, bày tỏ tâm biết ơn dù giá trị vật chất không nhiều.

Đối với các phật tử, hoa là nhân, sau đó là kết quả. Cúng hoa là thể hiện cho việc tu nhân. Nếu cúng hoa đẹp sẽ hái được quả ngon, mỗi khi thấy hoa là nhớ đến việc tu nhân thiện để tương lai mới nhận được quả báo thiện.
Xưa đĩa hoa cúng có nhiều bông hoa các loại (bông huệ trắng muốt thơm ngát, bông ngọc lan thơm nồng, nhánh hoàng lan thơm mềm mại, nhánh hoa sói, bông hoa cúc, đóa thược dược)… tùy theo mùa. Hoa rất thơm, cúng xong các mẹ thường để khô, đến lần cúng sau mới thay hoa mới.
Hoa dâng cúng nên chọn hoa thơm, tên đẹp, tính chất hoa đẹp. Hoa bây giờ có hàng trăm loại, tùy mùa mà dâng hoa cúng khác nhau, nhưng cơ bản vẫn là cúc, hồng, sen, huệ… Nhiều loài hoa, nhưng chỉ có một số loại dùng để thờ cúng như hoa hồng, hoa huệ dùng để dâng cúng, còn hoa nhài chỉ để chơi và tẩm ướp trà… Do đó, cần biết để chọn hoa cúng phù hợp mới trang nghiêm, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên.
Đĩa hoa thờ

Hoa cúng lễ Phật ngoài mẫu đơn nên chọn hoa có màu vàng và đỏ - là những màu tượng trưng cho nhà Phật như cúc vàng, hồng đỏ (hồng không chọn hồng phơn phớt hoặc màu khác). Hoa cúc, hoa hồng không nên chọn những hoa nở to, nên lựa kỹ từng bông. Hoa thờ gia tiên ngày Tết nên cho vào nước vài viên thuốc B1 để có dinh dưỡng nuôi hoa tươi lâu.
Hoa huệ có nhiều loại, nhiều màu, nhưng để cúng thì nên mua huệ ta, trưng được lâu và chỉ nên cúng một màu để tạo sự trang nghiêm cho bàn thờ gia tiên.
Nếu trưng mai, đào trên bàn thờ, nên chọn cành nhiều nụ to, cánh hoa mịn, điểm lá non và nên mua trước Tết khoảng 3-5 ngày thì hoa mới nở rộ đúng dịp Tết.

Hoa nào không nên cúng?

Bên cạnh mâm cơm, bát hương, chén nước cúng tổ tiên, lúc nào cũng phải có một bình hoa đẹp đặt lên bàn thờ. Theo ông Phạm Quang Tuyến khi dâng hoa lên bàn thờ cũng cần hiểu ý nghĩa, chọn cho đúng loại để ban thờ được trang trọng.
Với hoa ly rực rỡ, thơm ngát không nên dâng lễ Phật nhưng có thể dâng gia tiên và nơi thờ thánh (nhất là nơi thờ thánh Mẫu). Một số người kiêng dùng hoa ly (vì sợ ly tán, chia ly) ở ban thờ gia tiên.
Hoa phong lan đẹp, bền được nhiều người mua cắm ban thờ dịp Tết, nhưng dâng Phật không nên dùng phong lan, vì có nhiều màu rực rỡ, chữ “phong” gần nghĩa với chữ phong tình, phóng túng.
Hoa địa lan thơm, không rực rỡ (chỉ có màu xanh, vàng), lại trồng ở đất (khác phong lan) nên không có tính chất khác. Dâng Phật, thánh, gia tiên đều được.
Hoa lan móng rồng (phía Nam gọi là lan cua) tuy thơm nhưng không dùng để thờ cúng bởi cánh hoa giống móng rồng và tên gọi cũng không đẹp.
Hoa đại (sứ, chămpa) thơm, màu đẹp, nhưng không dùng cúng trên bàn thờ vì giống bộ phận sinh dục nữ, còn theo tích Lào thì là chuyện tình yêu trai gái nên cũng không dùng.
Ngoài ra, có những loại hoa không được đem vào cả lễ Phật, thánh và gia tiên, ví dụ, hoa nhài tuy là biểu tượng trong sạch, tinh khiết nhưng trong dân gian là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh (hoa nhài cắm bãi cứt trâu).
Hoa cúc áo (hoa cứt lợn), tuy bông hoa xinh xắn, màu đẹp, chữa bệnh rất tốt, nhưng chỉ cắm chơi được chứ không thể đặt lên ban thờ nơi có thần linh và gia tiên bởi cái tên của nó không đẹp
Cúc vạn thọ là loại hoa tên hay, màu vàng, ở miền Trung hay dùng vì dễ trồng dễ sống, có màu vàng tươi tắn, sự may mắn và thịnh vượng. Nhưng ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều địa phương lại không đưa lên ban thờ vì có mùi hôi.
Hoa râm bụt có màu đỏ, bông cũng đẹp nhưng không dùng thờ cúng vì có chữ “râm” đằng trước. Hoa phù dung tuy tên đẹp nhưng mau tàn, có tích không hay nên cũng không được dùng.
Trong nhà, bàn thờ Phật cần nhất chữ tâm và chữ tịnh, dâng hoa cúng không nên kết hợp nhiều loại vì sẽ giảm mất sự thanh thoát. Bàn thờ gia tiên cũng không nên cúng quá nhiều các loại hoa cùng lúc vì sẽ khiến bàn thờ mất thẩm mỹ. Tùy vùng, tùy nơi mà linh hoạt dùng hoa, không cố chấp quá, cũng không nên thoải mái, phóng túng quá (như phía Nam có nơi dùng hoa cúng là hoa điệp màu vàng, trắng, đỏ), có địa phương hiếm hoa còn cắt cây chuối non, đem vào cắm lục bình thay hoa.
Bàn thờ là nơi thể hiện sự thành kính của con cháu với gia tiên, dâng hoa cúng cần có thái độ kính cẩn, thể hiện nét đẹp hiếu hạnh của người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về.
Với hoa giả, quả giả, nhang điện so với phẩm vật tươi thì có phần kém trang nhã, tươi mát hơn khi đưa lên bàn thờ. Cúng đồ giả tuy không mất trang nghiêm, bất kính hay có lỗi, nhưng có thể trưng ngày thường, còn ngày Rằm, mùng Một thì nên mua hoa quả tươi.

Lễ phẩm là biểu hiện của tấm lòng, do đó sẽ không tốt khi dùng lễ giả để mong biểu thị tấm lòng chân thật. Phẩm vật dâng cúng dù nhiều hay ít, tốt hoặc xấu, ngon hay dở nên là thật.

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Sự thật về ngày ông Táo

Hai ba tháng Chạp hàng năm, dân mình vẫn thường mua cá chép tiễn ông Táo lên trời chầu Ngọc Hoàng để báo cáo việc "nhân tình thế thái" chốn dương gian. Nhà nào cũng sắm mâm cỗ đầy để cúng kiếng, rồi lại không được phép thiếu những cân đai mũ mão cho ông bà Táo cùng đôi cá chép để nhà Táo lên thiên đình. Xưa vẫn dùng cá chép sống, được cá chép vàng thì tốt, nay lại có cá chép giấy đặt luôn trong 
túi mũ áo rồi hóa mã cùng một lượt cho tiện... Nhưng ít người biết ông Táo tên thật là gì, thân thế ra sao và sự thờ ông Táo là thật hợp với lẽ chân Đạo hay không?
Giới trẻ thời đại ngày càng xa lạ với những truyền thống cúng lễ của người Việt cổ, thật rất hiếm người tường tận gốc tích. Mà thế thường, người đã biết tỏ tường sự việc thì hành xử lại khác hẳn với những “phong tục, lễ nghi” người ta hay làm. Đa phần người trong dân gian cứ làm theo truyền khẩu, con cái nghe cha mẹ, cô, dì, người trước truyền lại cho người sau mà làm theo không suy xét, đến nay dễ cũng đã ngàn năm.

Bách khoa tri thức toàn thư chép về tích “Táo quân” như sau:

Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.
Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.
Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.
Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.
Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân.
Tích Táo quân theo tranh dân gian
Ấy là tích truyền khẩu của người Việt, bao phần đúng sai cũng không tỏ, chỉ nghe cổ nhân kể lại. Cứ cho sự tích là chân truyền, thì người xưa cũng chỉ mong người đời biết kính đạo vợ chồng chung thủy, chẳng có ý đặt ba vị lên bậc thánh nhân cai quản bếp núc, nhà cửa, chợ búa gì đâu. Bởi nếu thật có một Thượng Đế như truyện xưa truyền kể, thì ấy phải là Đấng Cai Quản chung muôn loài thọ tạo mà người ta phải thờ phượng, suy tôn mới đúng. Chứ Thượng Đế đâu phải thiếu thần năng mà phải phong thần con người giúp Ngài một tay quản trị chốn sông, biển, núi non để rồi người lại lạy người thay vì lạy Trời?
Người Việt tự cổ chí kim đã có lòng kiếm tìm cõi linh thiêng, thần thánh, tấm lòng ấy thật đáng quý, đáng trọng thay. Nhưng lòng thành bị đặt nơi sai trái, lẫn lầm thì sự quý trọng ấy lại hóa thành đáng thương, tội nghiệp. Người thờ phượng Thiên Chúa cũng không chống lại những tập tục tín ngưỡng của mọi người, nhưng xét ra sự người ta lạy thờ quả thực không hợp với Đạo Trời thì sau này chẳng hóa thành tai họa tai ương sao?
Ngẫm ra, việc thờ phượng Thiên Chúa là cội nguồn gốc tích của mọi sự mới thật chân Đạo. Nếu sống dưới Trời, ăn của Trời cho, uống nước Trời thưởng, thở khí của Trời thì thờ Trời đúng là chân lý, là lẽ phải. Đến đây chắc mười mươi chúng ta biết việc cúng thờ ông Phạm Lang, bà Thi Nhị với ông Trọng Cao là không hợp với Đạo Trời.
Đai mũ cúng thờ "Táo Quân" là chưa thấu hết Đạo Trời, chưa phải thờ Trời chân thật.
Tích Việt thì kể như thế. Nhưng sự tình tỏ hơn ở nước Sở từ thuở Xuân Thu bên xứ Tàu hàng ngàn năm trước thì chắc ít người tìm hiểu.
Nguyên việc thờ cúng thần tiên, chiêm tinh, phù phép, bói toán, đồng cốt, phong thủy, ngũ hành, âm dương v..v... thuở sau này của người ta đều phát xuất từ sự ảnh hưởng của Đạo Lão do Lão Tử khởi xướng và được các học trò, ban đầu là ông Trang Tử, mỗi ngày một thêm thắt.
Có xem mới thấy. Có tìm mới hiểu. Biết rõ ngọn ngành để xem những việc cúng thờ sau này là có nên chăng.
Sách Chân Giả Luận viết về ông Lão Tử vốn được người Tàu xưa tôn là Thái Thượng Lão Quân như sau:
Sách Cương Giám chép Lão Quân sanh ra cuối nhà Châu, thuở Xuân thu (thế kỷ thứ V trước Công Nguyên), làm sử quan, họ Lý, tên Nhĩ; nhơn sau tuổi đã già, nên gọi là Lão Tử.
Lúc Khổng Tử đi chu du các nước, có sang nhà Châu, hỏi lễ nơi Lão Tử. Về sau có kẻ hiếu sự làm truyện Lão Quân, nói dối rằng Lão Quân sanh ra thuở nhà Ân (trước nhà Châu 400 năm), ở trong thai đến 82 năm, rồi phá hông bên hữu của mẹ mà ra, râu tóc đều bạc, vì cớ đó gọi là Lão Tử. Đến đời Cao Tôn nhà Đường, lấy cớ mình là họ Lý, dòng dõi của Lão Tử, bèn phong Lão Tử làm Huyền Nguyên Hoàng Đế, đến vua Chân Tôn nhà Tống, lại gia hiệu là Thái Thượng Lão Quân. Và cũng có nơi khác xưng Lão Tử là Nguyên Thủy Thượng Đế, Nguyên Thủy Thiên Tôn nữa.
Lão tử vốn là người ta, sanh ra trong trời đất cũng như mọi người khác; thế mà người đời lại xưng là Nguyên Thủy Thượng Đế, thật là trái lẽ.
Lão Tử trong tranh cổ, thường thể hiện ông là một người già hói đầu với một chòm râu trắng rất dài; ông thường cưỡi trên lưng một con trâu.
Vậy hóa ra ông Lão Tử cũng là người, không phải là Trời để phụng thờ, càng không thể có năng lực thay đổi càn khôn mà biến đổi âm dương hay phong thánh tặng thần cho người khác được.
Thật ra, tục cúng thờ “Ông Công, ông Táo” hay “Vua bếp” của người Việt du nhập từ Trung Quốc trải hàng ngàn năm Bắc thuộc nay dường như trở thành tục địa phương. Người theo triết lý Lão Tử ban đầu không thờ cúng dị đoan, chỉ hướng cuộc sống vô vi, an nhàn, hòa hợp cùng thiên nhiên vốn tự nó đã rất hợp “Đạo”. Nhưng người sau này biến Lão Giáo thành ra nhiều “biến tướng” cúng thờ thần thánh, pha trộn phức tạp cùng Phật Giáo, Khổng Giáo và tín ngưỡng địa phương mà sinh ra đủ loại: phong thủy, chiêm tinh, bói toán, xem quẻ, xem tướng, chỉ tay, đốt vàng mã, hương nhang...
Theo đó, một số người sai lầm cho rằng vạn vật trong giới trần ai đều có các thần linh cai quản. Sông có Hà Bá, núi có Thổ Sơn, và không lâu thì cho rằng... bếp có “thần lửa”, dao có thần dao, đèn có thần đèn... Tích Ông Công ông táo từ đó sau này thêm thắt thì thành như ngày nay. Người ta nghe Cổ nhân Trung Hoa là Dũ Dương Tạp Trở cho rằng “thần lửa trông như một cô gái đẹp, tên là Trương Đan, tên chữ là Tử Quách, những ngày không trăng thường lên trời tâu về việc người nào có lỗi”...  Nên sau này người đời lầm lạc cho rằng có “Táo quân lão mẫu” hay “Táo quân Thái thái” là ‘nữ thần’ cai quản bếp nhà mình, xét nét mọi chuyện đúng sai nhỏ nhặt để khai bẩm mỗi khi chầu Trời.
Biết rõ sự tình như thế thì thấy tin vào tích “Táo quân” thật quá thơ ngây như em bé vẫn tin mọi sự trong chuyện cổ tích bà, mẹ à ơi. Và càng thấy rằng cúng bái “Táo quân” với đủ lễ nghi: cá chép, mã vàng, đai mũ này nọ thật là thiếu hiểu biết mà đâm trái với Đạo Trời. Vừa mang tội vào thân mà vừa mất tiền lễ bái.

Chung quy Đạo Trời vốn chỉ có một Đấng Tối Thượng, Tối Cao, Toàn Năng, Toàn Đại là Ông Trời như người Việt mình thường kêu, là Thượng Đế sinh ra vạn vật muôn loài nên đáng để thờ tôn với hết lòng, hết sức, hết trí hết linh hồn mà thôi.

Ông Táo Về trời

Không khí Tết nhộn nhịp bắt đầu kể từ ngày "tiễn" Táo quân về chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp. Táo Quân; Táo Vương hay Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam và Trung Hoa được xem là vị Thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà, Táo(tiếng Hán) có nghĩa là bếp.

Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công,Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị thất thế (thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất. Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép lại như sau:
Ngày xưa có hai vợ chồng nhà nọ rất nghèo khổ. Chồng tên là Trọng Cao, vợ là Thị Nhi. Họ lấy nhau đã lâu mà không có con, cho nên thường buồn phiền cãi lẫy với nhau.
Một hôm Trọng Cao quá tức giận mà đánh vợ. Tức mình, Thị Nhi bỏ nhà ra đi, rồi gặp một chàng trai là Phạm Lang, anh này đã dùng lời ngon ngọt và khéo léo quyến rũ được Thị Nhi. Hai người ăn ở với nhau thành vợ chồng. Khi Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mất, liền đi tìm kiếm khắp nơi, nhưng không thấy tăm hơi, buồn rầu bỏ công ăn chuyện làm, ra đi làm người hành khất để đi tìm vợ.
Cũng có tích khác: sau khi Thị Nhi lấy Phạm Lang, một hôm trong nhà cúng đốt mã ngoài sân, có một hành khất vào ăn xin. Thị Nhi nhận ra người chồng cũ của mình, động lòng thương đem gạo ra cho. Bị Phạm Lang nghi ngờ, Thị Nhi lấy làm xấu hổ đâm đầu vào đống lửa đang đốt mã mà tự tử. Trọng Cao cảm tình ân nghĩa cũng lao vào lửa mà chết theo, Phạm lang vì mối tình thương vợ, cũng nhảy vào cùng chết.
Thượng đế thấy ba người có nghĩa mới phong cho làm Táo Quân, và phân chia mỗi người một việc.

  • -Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp.
  • -Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà.
  • -Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.

Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế (hay Ông Trời), nên có nơi gọi ngày này là Tết ông Công. Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. Lễ vật cúng Táo quân gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.
Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.
Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!
Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).
Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...v...v) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v...v..) để tiễn Táo quân.

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Chợ hoa tết Hà Nội

Hà Nội không thiếu nơi mua hoa ngày Tết nhưng với nhiều người, chợ Hàng Lược luôn có chỗ đứng riêng, gợi không khí cổ truyền. Hình thành từ những năm đầu thế kỷ 20, đây được coi là chợ hoa lâu đời nhất Hà Nội.

Thời nhà Lê, Hàng Lược nguyên là đất thôn Phủ Từ và thôn Vĩnh Trù, tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân) huyện Thọ Xương cũ, chuyên làm lược chải đầu. Đến năm 1912, Hàng Lược trở thành chợ hoa xuân nức tiếng Thăng Long với vô vàn chủng loại, từ đào Quảng Bá, Nhật Tân, cúc Ngọc Hà đến các loại hoa mới ở vườn Bách Thảo.

Phố Hàng Lược ngày nay thuộc phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, dài 264 m, nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá. Hơn 100 năm kể từ phiên họp đầu tiên, chỉ trừ Tết Đinh Hợi 1947 Hà Nội đang là chiến trường, còn lại không năm nào Hàng Lược không có chợ hoa.


Phố Hàng Lược đông đúc mỗi dịp Tết đến.

Chợ bắt đầu họp từ 23 tháng Chạp đến ngày 30 Tết. Vào thời gian này, đào, quất và các loại hoa xuân từ khắp nơi tụ họp về, khiến phố nhỏ vốn đã đông đúc, nay lại càng sầm uất hơn vào những ngày giáp Tết. Gọi là chợ hoa Hàng Lược nhưng khi tới phiên, chợ còn kéo dài từ Hàng Chai tới cả Hàng Mã, Hàng Đồng, chỗ nào cũng ngập tràn hoa tươi và cây cảnh.

Không giống như chợ Quảng Bá, hoa thường chất thành từng đống lớn, đống nhỏ, ở chợ Hàng Lược hoa dường như được chọn lựa kỹ càng hơn rồi mới đem ra bày bán trên kệ thành từng khu riêng biệt. Nhiều nhất ở đây là các loại hoa truyền thống như đào, quất, cúc, lay ơn, thược dược, violet, thủy tiên, hải đường… Trong đó đào được nhiều người từ nơi xa lặn lội đến tìm mua.

Có lẽ vì nằm giữa khu phố cổ nên đào rừng bán ở đây rất hiếm, chủ yếu là đào cành, đào thế có hoa đỏ và nhiều cánh. Chừng ấy là đủ để người mua hoa mắt, lưỡng lự trước sắc đỏ ngập tràn. Nhiều người đi lượn nhiều vòng ở các chợ hoa quanh Hà Nội đều phải tìm về Hàng Lược để mua được cành đào như ý.


Hàng Lược là địa chỉ mua đào yêu thích của nhiều người Hà Nội.

Không chỉ có vậy, sắc vàng hoa cúc cùng màu hồng cam của lay ơn giữa khu phố cổ cũng có sức hút người ta đến lạ. Đông đúc là thế nhưng dòng người nườm nượp đổ về chợ không hề chen lấn, xô đẩy mà cứ thong dong thả bộ. Người đi chơi chợ vừa dạo vừa ngắm, thỉnh thoảng lại xuýt xoa rồi sà vào một hàng hoa bên đường, nếu ưng thì hỏi mua và trả giá.

Đối với người Hà Nội, ngắm phố hoa Hàng Lược vào mỗi dịp xuân về như một thú tao nhã trước kỳ ngày nghỉ Tết. Có khi cả tuần họp chợ ngày nào cũng đi ngắm để đến hôm 30 mới chọn được cành hoa. Người bán cũng không vì thế mà tỏ ra khó chịu, niềm nở chào mời và vui vẻ tặng nhau một lời chúc mừng năm mới.


Cành đào theo chân mang Tết đến gia đình.

Ngoài hoa tươi, người ta có thể tìm thấy ở đây những lẵng hoa lụa đủ loại đủ màu. Tuy không phải là đặc sản trong ngày Tết nhưng hoa lụa, hoa giấy ở Hàng Lược cũng rất đắt hàng. Giữa những quầy hoa rực rỡ sắc màu là gian hàng bày bán nhiều loại hoa quả độc như bưởi hồ lô, phật thủ... cùng các đồ trang trí, phong bao lì xì.

Ở chợ hoa Hàng Lược ngày nay, xen lẫn vẻ hiện đại là nét hoài cổ mà hiếm nơi nào có được. Không ít các thế hệ người Hà Nội đã tìm thấy một phần ký ức của mình khi dạo chơi ở chợ hoa. Có thể Tết năm nay, bạn sẽ lại đến chợ hoa Quảng Bá hay chợ ở gần nhà chỉ để mua một cành hoa, cành đào chơi Tết, nhưng hãy bớt chút thời gian ghé chợ Hàng Lược để hiểu thêm những giá trị, vẻ đẹp của văn hóa đất kinh kỳ.  

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Trang trí nhà đón tết cổ truyền

Điều kiện đầu tiên của việc trang trí nhà ngày tết là trang trí như thế nào để tạo bầu không khí ấm cúng trong gia đình. Với kinh nghiệm làm đồ thờ gia truyền lâu năm chúng tôi xin hướng dẫn các bạn trang trí nhà và bàn thờ ngày tết nguyên đán sắp tới

1. TRANG TRÍ NHÀ

Trang trí nhà ngày tết
Theo quan niệm của người Phương Đồng, ngày Tết nhà ai càng có thật nhiều hoa khoe sắc, thì sự may mắn sẽ càng tràn ngập suốt năm. Thế nên, nhà nào không ít thì nhiều, cũng đều thích trang hoàng nhiều màu hoa frực rỡ. Hoa trang trí nhà ngày tết thường được chưng ngoài sân, chưng trước cửa, trong phòng khách, trên bàn thờ, trên bàn khách hoặc cả những nơi khác như bậu cửa sổ, trên bàn ăn… Với hoa chưng trước cửa, phổ biến nhất là thược dược, vạn thọ, cúc đại đóa, cúc mai, cúc mâm xôi, mai, hồng... Các chậu hoa trang trí nhà ngày tết này bạn lưu ý chỉ nên mua loại có thể tươi được ít nhất khoảng 5 ngày trở lên.
Riêng đào và mai - hai loài hoa đặc trưng của Tết Việt Nam - khi mua cành hay mua cây, bạn cần lưu ý chọn cành nào thật tươi, còn nụ để ít nhất mùng 3 Tết, khách vẫn thấy được sự tươi tắn, sinh động của hoa. Tránh để hoa trước quạt và nơi có nhiều gió, không khí nóng để hoa được tươi lâu hơn bình thường.

2. TRANG TRÍ BÀN THỜ

Bàn thờ ngày Tết chiếm vị trí quan trọng trong ngày Tết. Chăm chút bàn thờ là cách để con cháu bày tỏ lòng yêu kính và tưởng nhớ đế ông bà tổ tiên, vì thế, mỗi độ năm hết, Tết đến công việc này được mọi người chú ý trước tiên.
Giữ bàn thờ sạch bày tỏ lòng hiếu kính

Bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình, vì thế nó thường được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm và côn trùng. Việc lau dọn sạch sẽ bàn thờ là công việc trước tiên và được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ.
trang trí nhà ngày tết
Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ thường được dùng riêng, và rất hạn chế sự chung đụng. Nước lau bàn thờ thường được dùng từ nguồn nước sạch sẽ, có người còn dùng nước mưa thậm chí nước nấu từ lá trầu, lá bồ đề để lau.
Chu đáo bày biện, lễ cúng

Trong gia đình Việt Nam ngoài việc chọn lựa vị trí trung tâm và cao ráo để đặt bàn thờ, người Việt còn chú ý xem hướng của ngôi nhà và tuổi của gia chủ để thấy nên đặt bàn thờ quay mặt về hướng nào là tốt nhất.
Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ), hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng ở bên phải. 
Lễ vật dâng cúng thường bao gồm vài bộ quần áo, giấy tiền vàng mã cho các cụ, một vài cái chung (ly nhỏ, thấp) và một bình trà; đĩa hoa quả lớn đặt ở trung tâm bàn thờ, một bình hoa lớn và một bình rượu ngon. Xung quanh, ta có bày thêm bánh mứt cho cân đối và đẹp mắt.
Hoa để thờ cũng có nhiều loại, ví dụ hoa tươi hay hoa làm bằng giấy bạc (một bạc, một vàng biểu tượng cho một âm một dương, âm dương giao hòa) để có thể dùng được lâu. Đối với hoa tươi, người Việt Nam thường sử dụng hoa cúc, hoa huệ, hoa lay ơn, hoa mai, hoa đào trong cúng gia tiên ngày Tết...
Hương khói còn tạo nên một không khí ấm cúng nơi gian thờ, gắn kết tình cảm và ước nguyện hạnh phúc của mọi người trong một gia đình. Hương dùng cho những ngày Tết cũng thường là các loại hương có mùi thơm đặc biệt ví dụ như hương bài, hương trầm, hương nhài... là những loại hương có mùi thơm hết sức đặc trưng cho nhân dân ba miền ở Bắc - Trung - Nam.
Mâm ngũ quả ngày Tết.
Việc bày mâm ngũ quả xuất phát từ lý thuyết về ngũ hành: thuỷ - hỏa - mộc - kim - thổ những yếu tố tạo nên vũ trụ và sự vận hành của nó. 

Thông thường ngũ quả gồm 5 loại quả có các màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước: Phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).
Ngày nay, mâm quả trên bàn thờ tết người Việt phong phú hơn về chủng loại bởi sự góp mặt của những hoa quả ngoại nhập. Với tính dung hợp trong văn hóa, người Việt Nam luôn có thể tìm thấy tất cả những yếu tố thích hợp, có giá trị ý nghĩa đối với đời sống tâm linh của dân tộc mình.
Cuối cùng, những sản vật đẹp mắt nhất, tinh tuý nhất, được dâng bày với những tình cảm hiếu kính, trang trọng và thiết thân nhất. Bàn thờ tết không chỉ là nơi mà mọi người bày tỏ tình cảm gia đình, huyết thống mà đó còn là nơi chúng ta gửi gắm những lời chúc may mắn và một năm mới an khang, thịnh vượng hơn.

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Cúng ông Táo đúng ngày

Nhiều người quan niệm, nên cúng ông Táo sớm để ông lên trời báo cáo thành tích sớm thì sẽ được lộc nhiều hơn. Vậy có đúng?
Ngày 23 tháng Chạp theo cổ nhân là ngày "mở cổng trời" tức là thời điểm 3 hành tinh: Mặt Trời - Mặt Trăng - Trái Đất ở trên một quỹ đạo nào đó. Vậy câu hỏi đặt ra là chệch ngày đó thì cổng Trời có mở không. Ông Công, ông Táo nhà nào lên chệch ngày, thì cổng trời đóng, chưa mở. Vậy có vào được không? Không vào được thì sao tâu được với Ngọc Hoàng...? Điều này cũng tương tự như ở dương thế, giống như UBND phường chỉ cấp chứng nhận vào thứ 2, mà chủ nhật đã đến phường thì có được việc hay không?... Vì vậy, theo ông Thịnh, nên cúng đúng ngày tại nhà mình là tốt nhất.

Ông Trường Thịnh, nguyên cán bộ Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia người chuyên nghiên cứu về lĩnh vực này cho biết, dân gian ta có câu "trần sao, âm vậy" nên trước tình trạng kẹt xe, đường chật, chen lấn chờ đợi... đã "sáng tác" ra chuyện cũng lễ trước ngày để tổ tiên, ông bà, ông Công, ông Táo nhà mình đi trước vào tâu trước, kẻo đến muộn mất thiêng, ít lộc... mà quên mất câu "hồn đi mây về gió". Xét theo khía cạnh khoa học cả về phần âm và phần dương thì điều này là chưa đúng, "cúng sai ngày thì chỉ được cái tâm, không được cái linh ứng là Phúc - Lộc - Thọ", ông Thịnh nhấn mạnh.

Lịch âm tính theo sự chuyển động của Trái Đất và Mặt Trăng. Đó là ngày mà Trái Đất và Mặt Trăng ở quỹ đạo vô hình, lặp đi lặp lại... từ cổ xưa đến nay, không hề thay đổi. Từ xưa đến nay con người đã theo quy luật của "Quỹ đạo vô hình" này mà dự đoán được Nhật thực, Nguyệt thực, sao Chổi khi nào, ở đâu thì "thấy nó"... Đến ngày mồng Một, hôm rằm, ngày Tết Nguyên đán, ngày Rằm tháng Bảy "xá tội vong nhân", ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Táo "chầu Trời"... đến ngày giỗ của người chết... Tháng sau - tháng trước, năm trước - năm sau... đến ngày đó thì Trái Đất - Mặt Trăng  lặp lại.

Theo ông Thịnh phân tích, ngày Âm Lịch là theo mặt trăng, ngày Dương Lịch là theo mặt trời. Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng là 3 hành tinh có ảnh hưởng trực tiếp đến con người cũng như thời tiết. Trái Đất quay quanh mặt trời theo chiều ngược với chiều quay của kim đồng hồ, 1 vòng khép kín là hơn 365 ngày, là 1 năm. Lấy đó làm Lịch Dương - Lịch theo Mặt Trời. Ba hành tinh Mặt Trời - Mặt Trăng - Trái Đất có thời điểm sẽ ở trên một đường trục. Thời điểm đó trong ngày được tính từ  giờ Tý đến giờ hợi. Chệch thời điểm đó không phải là ngày đó nữa mà là ngày khác. Hơn nữa, hiện nay khoa học kỹ thuật cũng xác định được: Quỹ đạo và chu kỳ của Mặt Trăng và Quả đất mà dự đoán chính xác về Nhật thực và Nguyệt thực.

Hàng ngàn đời nay, người phương Đông quy định ra thủ tục cúng lễ, giỗ, Tết vào các ngày đó từ giờ Tý đến giờ Hợi. Việc cúng trước - cúng sai ngày - chính là chệch quỹ đạo thì tâm nguyện của ta với ngày đó không còn giá trị nữa.

Chẳng hạn, theo quy luật ngày Rằm tháng Bảy là ngày "xá tội vong nhân" cõi âm mở ngục cho các vong đi kiếm ăn.  Cửa ngục được mở từ giờ Tý đến giờ Hợi cho các vong ra về ăn và nhận. Hết ngày Rằm các linh hồn lại phải quay lại ngục. Vậy cúng trước sao nhận được.


Thả cả tiễn ông Táo. 

Gây xáo trộn thời gian âm dương không tốt

ThS Vũ Đức Huynh, người chuyên nghiên cứu về lĩnh vực tâm linh, tác giả cuốn sách "Ngày lành tháng tốt" nhấn mạnh, tâm linh có trước khoa học, tâm linh là cơ sở của tín ngưỡng và nhờ tâm linh tín ngưỡng ra đời và phát triển. Tục thờ cúng phát triển từ sự nghiên cứu, đúc kết trong thực tiễn... nên dù chưa được chứng minh bằng thực nghiệm khoa học hiện đại, nhưng có cơ sở của khoa học, triết học phương Đông, không nên phủ nhận.

Do đó, không phải ngày nào tổ chức cúng lễ cầu ông bà, tổ tiên và thần linh cũng được toại nguyện. Thậm chí, ngày tổ chức tế lễ, cúng bái không phù hợp còn gây họa cho bản thân gia đình. Nghĩa là không phải bất cứ ngày nào cầu cúng lễ bái cũng được, cũng phù hợp nên phải chọn ngày và cúng đúng ngày. Bởi các ngày như rằm, mồng 1... là ngày thân xác được về cửa quan, thiên quan hay về hạ giới... nên nếu cầu cúng thì mới "tiếp nhận được", cầu cúng sai gây xáo trộn âm dương, không có lợi.

ThS Vũ Đức Huynh cho biết, người và long hồn, vong linh, siêu linh luôn có mối quan hệ giao thức sóng, do đó có cùng nguồn gốc tần số xung động nào đó của các hạt điện sinh học thì bắt được và dân gian có quan niệm "ông bà tổ tiên phù hộ cho là thế". Tuy nhiên, những vong yếu thì dù muốn tạo xung đến người thân thì cũng không được. Đó là cảnh "lực bất tòng tâm". Do đó, cúng lễ là cung cấp nguồn năng lượng mạnh làm vong hồn có năng lực phát huy tương tác cộng hưởng. Nhưng việc cúng lễ không phải là "mâm cao cỗ đầy" mà là sự thành tâm, đặc biệt, nguồn năng lượng mà vong hồn tiếp thu nhiều nhất chính là các loại thực vật, cây cỏ hoa lá...
Tục lệ đốt vàng mã 

Tương tự GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu, nguyên Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư, tác giả bộ sách "Khoa học về vấn đề tâm linh” cho biết, con người sau khi chết sống ở thế giới khác cao hơn, tốt đẹp hơn và vẫn làm các công việc của mình. Vì vậy, họ cũng có thời gian biểu cụ thể cho từng công việc, ta chớ nên làm xáo trộn công việc của họ. Vì như vậy có thể làm "họ" bực mình không có lợi.

Việc thờ cúng chính là môi trường gặp gỡ của thế giới hữu hình và thế giới tâm linh, là tấm lòng và nghĩa vụ của người sống, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Tuy nhiên, tín ngưỡng chân chính không coi sùng bái thượng đế, thần linh... là mục tiêu số một, ngược lại nhấn mạnh rằng điều quan trọng là mỗi tín đồ phải quan tâm phát triển cái gì ở trong chính họ để làm cho mình trở nên tốt đẹp hơn trước, gần hơn với lý tưởng hoàn thiện. Những gì còn lại phải là thứ yếu. Những ai biết rút ra những yếu tố cần thiết từ bên trong chính mình thì người ấy tất được hưởng hạnh phúc.

Mâm cúng Táo Quân trên bàn thờ

Theo phong tục từ lấu đời, hàng năm đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Táo bay lên thiên đình để báo cáo mọi công việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng  (hay ông Trời), vào ngày này moi nhà thường bày mâm cơm cúng mời ông Táo và cúng cáo để viết sớ lên Thiên Đình. Nên gọi là tết ông táo


Bàn thờ Táo Quân quanh năm đặt trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. Trên bàn thờ Toán Quân thường có lễ vật  gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.


Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới trên bàn thờ cho Táo Công.
Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!

Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).
Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo Quân.
Một mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường thấy nhất là:
1 đĩa gạo
1 đĩa muối
5 lạng thịt vai luộc
1 bát canh mọc
1 đĩa xào thập cẩm
1 đĩa giò
1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống)
1 đĩa xôi gấc,
1 đĩa chè kho
1 đĩa hoa quả
1 ấm trà sen
3 chén rượu
1 quả bưởi
1 quả cau, lá trầu
1 lọ hoa đào nhỏ
1 lọ hoa cúc
1 tập giấy tiền, vàng mã
Có bà nội trợ thay thịt vai luộc bằng một con gà luộc ngậm hoa hồng hoặc chủ động thay đổi các món canh như canh măng, canh mọc, canh bóng...gà luộc ngậm hoa hồng hay ớt đỏ tỉa hoa và chuẩn bị những món hơi khác nhưng cũng vẫn giữ được tính truyền thống và bản sắc như: bánh chưng gấc, xôi vò, xôi chè, thịt đông, nem rán, cá kho riềng, trám hoặc thịt kho tàu, giò xào, giò nạc, món xào, canh măng, hành muối, gia vị mắm muối, trà, rượu, hoa , trầu cau..

Thời nay các bà nội trợ bận rộn cũng không phải lo nghĩ nhiều và mất công làm tất cả các món ăn trên, đa số các món trong mâm cúng như: bánh chưng, giò, nem thì đã có bán sẵn, còn thịt đông, cá kho, hành muối làm từ trước hoặc thậm chí cũng có thể mua sẵn, đến đúng hôm đó thì chỉ cần luộc gà, nấu canh, làm món xào nóng là xong.
Cúng ông Táo phải đặt trong bếp, khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm. Có người thì vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ. 

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Tục thờ cúng Ông Táo ở Việt Nam 2014

Một trong những ngày Lễ Tết quan trọng trong năm của người Việt là Tết ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp (Tháng Mười Hai). Lễ cúng Táo quân cũng mang tính chất chuyển giao năm cũ với năm mới, kể từ ngày cúng Táo Quân,mọi người đã bắt tay chuẩn bị kỹ lưỡng cho một năm mới đang đến.


Táo Quân 2014
Theo tín ngưỡng cổ truyền, đây là ngày ông bà Táo Quân cưỡi cá chép lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế những việc tốt, việc xấu, những gì làm được và chưa làm được của người dân  ở dưới hạ giới một cách khách quan, trung thực mà tai nghe mắt thấy ở trần gian

Táo Quân, theo truyền thuyết truyền lại, là vua bếp, gồm táo bà và hai táo ông. Việc lập bàn thờ thần bếp ở mỗi gia đình là tín ngưỡng có từ xa xưa, ý mong muốn một cuộc sống luôn đầm ấm, hạnh phúc, mọi người luôn thương yêu, quý trọng nhau.


Táo quân cưỡi cá chép lên trời 2014

Sửa soạn mâm cúng Táo Quân gồm có ba bộ mã, hai bộ đàn ông tượng trưng cho hai ông Táo  và một bộ đàn bà tượng trưng cho Táo bà và không thể thiếu là bộ mũ áo của ông Táo. Ngoài ra còn có vàng mã khác, hương, hoa, oản, quả, cau, trầu. Thêm vào đó có một mâm cỗ được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ. Mũ ông Táo cũ và những đồ “vàng mã” sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp . Sau đó người ta lập mũ ông táo mới cho Táo Quân.

Trong ngày cúng ông Táo, người dân thường đặt  một đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng mâm cơm cúng và ván mã khác. Sau khi cúng xong sẽ đem thả “phóng sinh” ở sông, suối , ao, hồ  để đưa ông Táo, ông Công về trời. Tục cúng cá chép thường chỉ người miền Bắc hay làm.

Tết Táo Quân là một lễ quan trọng, cận kề với Tết Nguyên Đán, và đó cũng là một dịp để mọi người trong gia đình sum họp, chuẩn bị đón năm mới.

Bàn thờ Táo Quân đặt ở đâu

Xét theo truyền thống văn hóa dân gian từ lâu đời thì bàn thờ ông Táo đặt trong bếp (bên cạnh hoặc bên trên) là thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong nhà, với mong muốn luôn giữ cho ấm bếp lửa, nhà cửa êm đẹp, gia đạo thuận hòa, sung túc.

Thuở trước, về mặt kết cấu và vật liệu, bếp không được hiện đại như bây giờ, nhiều gia đình chỉ đặt ngay bên cạnh bếp một lư hương nhỏ thắp nhang mỗi ngày là đủ (tức là hướng bàn thờ ông Táo song song với hướng bếp). Hiện nay, với nhiều kiểu mẫu bếp đa dạng, phong phú về vật liệu lẫn thiết bị, nên việc bạn muốn đặt bếp cũng như bàn thờ tại đâu, có thể chủ động tính toán ngay từ đầu.
Nếu đặt ngay tại vị trí bếp lưu ý phần bên trên của máy hút khử mùi có thể tạo hộc trống, đặt bàn thờ Táo quân (hình 1). Nếu ngại việc thắp nhang phía trên cao khó với tới bạn đặt bàn thờ ông Táo bằng cách làm một bệ cao hơn so với mặt bếp, tại góc ít sử dụng để tránh va chạm, đơn giản và tiện dụng. Nếu cẩn thận hơn thì có thể gắn phía dưới đáy tủ treo một tấm kính để ngăn khói nhang không làm ố vàng, khi cần tháo ra lau chùi dễ dàng. Dù làm ở đâu hướng của bàn thờ ông táo cũng nên trùng với hướng của bếp (hoặc song song) và không quá xa bếp nấu, không nằm trên bồn rửa (Thủy khắc Hỏa).

Ai cũng biết là bếp thuộc Hỏa, tuy nhiên khi bàn về màu sắc dùng cho bếp tôi lại nghe nhiều ý kiến khác nhau. Có sách nói là dùng màu thuộc Hỏa (đỏ, cam) và màu thuộc Mộc (xanh lá, vân gỗ) là tương sinh. Có nơi lại nói là dùng màu Thủy (đen, xanh biển) để giảm bớt Hỏa, dùng màu trắng (Kim) để trông sạch sẽ và hiện đại. Xin hỏi quý báo cách hiểu sao cho đúng về vấn đề này. (Nguyễn Trần Vũ, đường Nguyễn Văn Luông, quận 6, TP.HCM).
Đặc trưng của quá trình nấu nướng chế biến thức ăn vốn mang tính tổng hợp các thành phần vật chất (nước, lửa, thực phẩm, dụng cụ nấu nướng…) nên vừa cần tương sinh (như Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa) lại cần cả tương khắc (như Kim khắc Mộc, Hỏa khắc Kim) để biến đổi, khắc chế, tạo nên các vật chất mới. Vấn đề là vừa giữ gìn Hỏa tại vị trí cần Hỏa (bếp lửa, nồi nấu) và vừa hạn chế, giảm bớt tính Hỏa lan truyền ra các không gian lân cận.
Về cơ bản ngũ hành nên tạo nên mối quan hệ tương tác, vận động (hành) chứ không phải là các vật chất cố định, vì thế phong thủy hiện đại xác định màu sắc trong bếp cần đảm bảo độ sạch sẽ, độ bền do quá trình sử dụng nhiều nhiệt và sự thư giãn cho người sử dụng bếp. Các vùng văn hóa, khí hậu, xã hội khác nhau sẽ có cách dùng màu khác nhau. Do đó cả 2 luồng ý kiến nêu trên đều có cơ sở, vấn đề là gia chủ thấy hợp với gam màu nào, còn phong thủy bếp ưu tiên hàng đầu là vị trí đặt bếp, hướng bếp, quan hệ giữa bếp với bồn rửa, tủ lạnh… rồi sau đó mới đến màu sắc.

Các chuyên gia vẫn khuyên dùng trong bếp những màu dịu, đem lại cảm giác thư giãn, như tông màu trắng, xám và xanh lá cây thuộc các hành Kim (bị Hỏa khắc) và Mộc (tương sinh với Hỏa). Những màu đậm và ấm cũng có thể sử dụng cho phần nền và tường bếp để mang tính bình ổn, vững chãi (hình 2 & 3) Nhưng cần tránh dùng màu chói lọi hoặc quá tương phản trong khu bếp diện tích nhỏ vì dễ gây… nóng hơn với không gian bếp vốn sẵn nóng nực rồi.

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

VĂN KHẤN ÔNG TÁO LÊN CHẦU TRỜI (23 tháng Chạp)


Vào các ngày lế tết, tư rằm, mùng 1 các cụ thường đứng trước bàn thờ để cầu khấn. Và không có bái khấn nào giống nhau hết. Ngày ông táo lên chầu Trời cũng có bài khấn riêng của nó, sau đây chúng tôi xin giới thiệu bài khấn này mời các bạn tham khảo
Nam.. mô... a.. di.. đà.. Phật..!
Nam.. mô... a.. di.. đà.. Phật..!
Nam.. mô... a.. di.. đà.. Phật..!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: …Tên gia chủ
Ngụ tại:…đại chỉ gia đình
Hôm nay ngày 23 tháng Chạp âm lịch tín chủ con ...(tên gia chủ) thành tâm sắp sửa đèn hương,cơi dầu chén nước,  xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén hương thơm tín chủ con thành tâm kính bái. Gia đình con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần về đây chứng dám tờ tiền giấy sớ ngài mang lên chầu Ngọc Hoàng đại đế cho chúng con
Chúng con có bày sẵn cá chép cùng tờ tiền lộ phí để Tôn thần bay lên trời. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, già trẻ trai gái trong gia đình  khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ mọn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Con nam mô a di đà Phật!
Con nam mô a di đà Phật!
Con nam mô a di đà Phật!

lưu ý: Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, đợi hương tàn lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá trở ông Táo lên chầu trời.

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Những điều cấm kỵ khi đặt bàn thờ


Việc đặt bàn thờ là điều rất quan trọng trong giá đình, nếu bàn thờ gia tiên không được đặt đúng cách đúng vị trí theo phong thủy nó sẽ ảnh hưởng xấu tới vận khí và máy mắn của gia đình.

Do đó, khi đặt bàn thờ, bạn phải tránh  kiêng kỵ 12 điều sau:


  1. .Không đặt bàn thờ gần hoặc sát nhà tắm. Theo quan niệm, việc tắm rửa là việc trút bỏ những ô uế , vì vậy, nếu ta đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi tính tôn nghiêm, . Bên cạnh đó nhà tắm cũng là nơi mọi người thường xuyên thay quần áo hoặc tắm giặt trong đó làm mất đi linh thiêng của bàn thờ
  2. Bàn thờ không được đặt chỗ đi lại. lối đi lại là nơi nhiều người qua lại ồn ào, có nhiều người không sạch sẽ(phụ nữ đến thời kỳ kinh nguyệt hoặc vừa đẻ ) làm mất đi sự thanh tịnh và sạc sẽ của nơi thờ cúng, gia đình sẽ ít ài lộc may mắn
  3. Cấm kỵ đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ Quỷ: Đông Bắc, hướng Tây Nam. Nó sẽ làm mất đi sự linh thiêng và dước quỷ về nhà cũng như mang điều không may mắn vào nhà
  4. Không đặt bàn thờ ở Tây Nam nhìn hướng Đông Bắc.
  5. Không đặt bàn thờ ở Đông Bắc nhìn hướng Tây Nam.
  6. Không đặt bàn thờ ở hướng Đông, Đông Nam nhìn hướng Tây.
  7. Nhiều gia đình thường để bàn thờ trên nóc tủ nhưng theo phong thủy thì không nên để như thế
  8. Vì bất cứ tủ nào cũng thường được mở và dùng, dung chân tủ và bát hương bên trên. Các bạn nên mua một ban thờ đặt tại vị trí riêng tránh sự di chuyển tạo nên sự tôn nghiêm
  9. Điều đặc biệt tối kỵ không được lấy gỗ đã qua sử dụng làm bàn thờ. Lấy gỗ đã qua sử dụng làm bàn thờ sẽ không dùng và trái lại còn cho rằng chúng ta không coi trọng người đã mất.
  10. Trên một bàn thờ sẽ không thờ cả Thần và Phật, bàn thờ thần là bàn thờ các vị thần có công với nước hoặc thần sông thần đất, bàn thờ Phật là thờ các đi theo Phật cho nên cần đặt riêng bàn thờ Thần và Phật, bên cạnh đó các bát hương không được để sát nhau vì trần sao âm vậy, bát hương là tượng trưng cho một người đã khuất, con người cần 1 không gian để thoải mãi thì thế giới liêng thiêng cũng cần như thế
  11. Thường trong các gia đình không đặt bàn thờ tổ tiên tại trung tâm nhà,vì sợ hung. Tuy nhiên, bàn thờ Phật có thể được đặt ở trung tâm nhà.
  12. Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật không được đặt đối xứng trong 1 gian phòng.
  13. Không nên treo ảnh người quá cố cao hơn bàn thờ.
  14. Cần tư vấn về đặt bàn thờ

Vị trí đặt bàn thờ là vông cùng quan trọng, nó ảnh hưởng tới vận khí hưng suy, lành dữ và đem lại may mắn cho gia chủ, chính vì thế việc đặt vị tró ban thờ là việc hết sức quan trọng cần được chú ý tỉ mỉ chu đáo

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Hướng dẫn bày trí bàn thờ ngày tết


Thờ  cúng ông bà tổ tiên là một truyền thông quý bàu của người Việt Nam từ ngàn xưa và trở thành một việc rất quan trọng và thiêng liêng. Đặc biệt trong những ngày tết cổ truyền thì nó càng trở nên quan trọng và cách bài trí bàn thờ ông bà tổ tiên cũng là một việc rất quan trọng đòi hỏi sự tỉ mỉ và hiểu biết

Lau rửa ban thờ

Thường vào những ngày giáp tết 28-29 âm lịch các gia đình sẽ hạ ban thờ gia tiên xuống lau rửa để chuẩn bị cho năm mới, ban thờ của các dòng họ hay đình cũng được hạ xuống lau rửa cho sạch sẽ, theo quan niệm của người việt thì việc lau rửa bàn thờ thường do nam giới hoặc do các cụ cao tuổi lau rửa đặc biệt không được cho các nữ giới đang trong ngày khiêng kỵ lau rửa. Nước và chỗ để lau rửa ban thờ cũng phải là nước sạch chưa qua sử dụng, chỗ rửa phải cao ráo tránh những chỗ bẩn. Khi lau rửa ban thờ không được để các đồ thờ cúng xuống đất, phải được kê lên bàn hoặc tấm gỗ sạch. một điều cũng rất được chú trọng, đó là vị trí các đồ vật có trên ban thờ. khi chúng ta hạ ban thờ xuống và đặt trở lại không được làm thay đổi vị trí các đồ vật có trên ban thờ, những người trẻ không biết sẽ làm sáo trộn các đồ vật dù chỉ rất nhỏ nhưng nó rất quan trọng trong tâm linh của người việt. sau khi lau rửa sạch sẽ cần để khô rồi cho lên như vị trí ban đầu

Bày biện ban thờ ngày tết

Khoảng sáng 30 tết bàn thờ sẽ được trang trí để chuẩn bị cúng bữa cơm tất tiên và cho cả những ngày tết. Bàn thờ cổ và thờ hiện đại đều giống nhau về bố cục, có mâm ngũ quả ở giữa, cặp bánh trưng bên phải, lọ hoa bên trái, có chỗ để mâm cơm cúng. Khác nhau là những thứ bày trí. trước kia các cụ bày mâm ngũ quả có chuối, bưởi, quất, ớt đỏ, trứng gà. Ngày nay mâm ngũ quả không còn như trước nữa, nó được thêm rất nhiều loại quả quý hiếm thay thế, có nhà không trên mâm ngũ quả không có quả buoi hoặc nải chuối.
Trên ban thờ ngày tết của các cụ không thể thiếu được hương vòng đặt trên bát hương, cành đào cây mía ông táo ông công hai bên, cặp bánh..

Bày biện ban thờ ngày tết sao cho đủ và đúng

Ban thờ ngày tết nhất thiết phải có những thứ sau:

Mâm ngũ quả được đặt chính giữa ban thờ, trên mâm ngũ quả phải có nải chuối ôm quả bưởi, ớt đỏ, quất, quả trứng gà dắt trong các khe của nải chuối, tất cả các quả được bày trí trên mâm ngũ quả phải còn cành và lá.
Việc bày mâm ngũ quả ngày Tết xuất phát từ thuyết ngũ hành: kim – mộc – thủy – hỏa – thổ. Đại diện cho các ngũ hành này thường là 5 loại quả có màu chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam thể hiện sự Phú (giàu có) – quý (sang trọng) – thọ (sống lâu) – khang (khỏe mạnh) – ninh (bình yên).


 Cặp bánh trưng xanh là không thể thiếu bên trái mâm ngũ quả. có 1 lọ hoa bên cạnh ban thờ, có thể là hoa hoa dơn hoặc hoa ly thường được bày trí nhiều hoặc cành đào, những chén nước cũng phải được thay thường xuyên thay nước mới. phải có 1 ngọn đèn dầu bên cạnh, có chỗ đặt mâm cỗ cúng. Có thể bày trí thêm theo phong tục của các vùng miền, địa phương cho phù hợp
Ban thờ tổ tiên thường được thắp sáng liên tục trong những ngày tết, hiện nay nhiều nhà sử dụng bóng đèn để thắp sáng bàn thờ thay cho đèn dầu nhưng đối với nhiều nhà thì vẫn phải có thêm đèn dầu. Việc tháp hương mời các cụ trong 3 ngày tết cũng là việc không thể thiếu, hương khói còn tạo cảm giác ấm cũng trên ban thờ,
Bàn thờ ngày Tết không chỉ là nơi tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên gắn kết hai thế giới lại gần nhau hơn mà đó còn là nơi gửi gắm những lời chúc may mắn và một năm mới an khang, thịnh vượng hơn.
Việc bày trí ban thờ vào ngày tết là một truyền thông quý bàu của không chỉ người dân Việt Nam mà còn là truyền thống của các nước theo phạt giáo.

Hướng dẫn thiết kế phòng thờ cúng trong nhà

Cách bố trí bàn thờ và các đồ thờ cũng có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với cấu trúc và diện tích của ngôi nhà nhưng vẫn giữ được sự tôn nghiêm nơi thờ cúng.
Với những căn nhà có kiến trúc hiện đại, nhà lô phố hiện nay thì cách bố trí bàn thờ và các đồ thờ cũng có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với cấu trúc và diện tích của ngôi nhà nhưng vẫn giữ được sự tôn nghiêm nơi thờ cúng.
Vị trí lập phòng thờ – tủ thờ
Trong giải pháp thiết kế kiến trúc dành cho những căn nhà phố hiện nay, kiến trúc sư thường bố trí bàn thờ đặt trong một phòng riêng, tầng trên cùng của ngôi nhà (tầng trên cùng thường là tầng thượng – tầng tum gồm: phòng thờ, phòng giặt + sân phơi). Vị trí này không chỉ mang đến sự trang nghiêm, kín đáo, tĩnh lặng… mà còn thuận tiện cho việc cúng ngoài trời, hóa vàng mã trên sân thượng…
Đối với các căn hộ chung cư, do bị hạn chế về diện tích sử dụng nên việc bố trí một phòng riêng lập bàn thờ là điều rất khó. Chính vì lẽ đó nên khi phân chia lại các không gian trong căn hộ chung cư, kiến trúc sư thường sắp xếp không gian thờ cúng nằm trong các không gian sinh hoạt chung, không gian sảnh – tiền phòng hay các phòng chức năng phù hợp khác.
Thư viện, khách , phòng sinh hoạt chung trang trọng là những nơi phù hợp để có thể đặt bàn thờ. Tuyệt đối không nên đặt bàn thờ ở những phòng sinh hoạt chung ồn ào như phòng karaoke, phòng thể thao… Cũng không nên đặt bàn thờ trong phòng ngủ vì không gian trang trọng và khói nhang sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người trong phòng; thêm nữa không gian thờ mang tính âm nên không phù hợp.

Ngoài ra, trong căn hộ chung cư, bạn cũng có thể bố trí góc thờ, bàn thờ trong khoảng giữa các mặt bằng căn hộ, trong khoảng đi lại ở khoảng giữa nhà và không thuộc hẳn một phòng nào, đảm bảo sự không gian thoáng, không bị quẩn khói nhang khi tháp.
Dù là nhà ở truyền thống hay hiện đại, bàn thờ cũng luôn phải đảm bảo được đặt tại vị trí cao, phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không bị các không gian sinh hoạt khác đè lên… để khi cúng bái, con cháu trong nhà tỏ được sự ngưỡng vọng thành kính của mình với ông bà tổ tiên.

Thiết kế tủ thờ – bàn thờ phù hợp

Trong phòng thờ, hệ thống tủ – bàn thờ phải có quy mô và hình thức tương xứng để tạo nên sự trang nghiêm cho không gian đặc biệt này. Kích thước tủ thờ không nên quá to gây cảm giác hoành tráng nhưng cũng không nên “lọt thỏm”, nhỏ bé trong phòng. Nếu bàn thờ được đặt tại các không gian khác như phòng sinh hoạt chung, phòng khách… thì tử thờ cần được thiết kế phù hợp về tỉ lệ với kích thước phòng và tương quan với các nội thất khác.
Ở những không gian này, bàn thờ, tủ thờ nên được thiết kế đơn giản, tránh cầu kỳ lạc lõng hay gây cảm giác nặng nề e sợ. Bàn thờ phải tạo được sự tôn nghiêm nhưng vẫn phải mang lại cảm giác gần gũi với các thành viên trong gia đình và các sinh hoạt chung khác.
Vật liệu và màu sắc của tủ – bàn thờ cúng cũng phải phù hợp, nên sử dụng các màu trầm, tổt nhất là màu gỗ nâu sậm. Các chi tiết kiến trúc – nội thất (lát sàn, trần, chiếu sáng…), các vật dụng, đồ thờ (bát nhang, đèn nến, lọ hoa…) nên bày theo lối cân đối.
Ở các căn hộ chung cư, trong trường hợp tủ thờ để ở phòng chức năng nào đó hay không gian chung, thì có thể dùng hình thức tủ thờ kết hợp với tủ trang trí, tủ ngăn phòng, tủ bày đồ lưu niệm…

Một số điều cần lưu ý trong phong thủy phòng thờ

Khi thiết kế hay bài trí, sắp đặt cho không gian thờ cúng bạn phải lưu ý tránh đặt bàn thờ gần luồng hút gió mạnh, gây “động” và có thể thổi tàn lửa nhang ra chỗ khác gây cháy. Mặt bàn thờ nên đặt một tấm kính để đảm bảo an toàn tránh lửa bén. Tuyệt đối không được đặt bên dưới phòng vệ sinh, phòng trẻ em chơi đùa… làm giảm tính tôn nghiêm.
Không gian thờ phải đủ thông thoáng. Không nên đặt bàn thờ cao quá gây khó khăn cho việc thờ cúng, cũng không nên đặt thấp quá thiếu trang nghiêm. Trong các trường hợp bàn thờ treo hay tủ thờ cao, phải đảm bảo khoảng cách tới trần không quá gần, tránh quẩn khói và gây ám vàng trần. Để khắc phục trường hợp này, bạn có thể gắn một tấm kính phía trên trần. Ánh sáng trong phòng thờ và trên bàn thờ không nên sử dụng ánh sáng trắng mà nên sử dụng ánh sáng vàng, có cảm giác ấm cúng; nguồn sáng gián tiếp, tránh gây chói. Bạn có thể dùng đèn hắt tường, những bóng đèn nhót, đèn thờ… Bố trí chiếu sáng nên đăng đối theo 2 bên bàn thờ; kiểu dáng, chất liệu của đèn cũng cần phù hợp với tủ thờ và không gian chung, tránh quá màu mè, lòe loẹt…