Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Nghi lễ xin dâu của người Việt

Lễ xin dâu thường rất đơn giản, trước giờ đón dâu, nhà trai có mấy người mang một cơi trầu, một be rượu đến xin dâu, báo trước giờ mà đoàn đón đâu sẽ đến để nhà gái chuẩn bị sẵn sàng đón tiếp. Cơi trầu, be rượu này, nhà gái đệ lên bàn thò làm lễ cáo tổ tiên biết trước, rồi hạ xuống đón quan khách đi đưa dâu. Đại diện đưa lễ này của nhà trai có thể là mẹ chồng hoặc một người cô, thím trong họ
Khi đoàn đón dâu đến, thắp hương bàn thồ là một nghi thức lễ gia tiên bên nhà gái trước khi rước dâu. Họ nhà gái mòi nhà trai vào nhà; nhà trai cho đặt đồ lễ lên bàn thồ. Các chú phù rể bưng lễ vật đúng dàn hàng ngang trước mặt các cô phù dâu và trao những mâm quà hay quả tráp lễ vật. Các cô này đem lễ vật đặt lên bàn có thứ tự ở trước bàn thờ gia tiên.

Lúc này là lúc nhà gái kiểm điểm lại đồ thách cưới, tuy một phần đã được đưa từ mấy hôm trước để tiện cho nhà gái làm cỗ mời họ hàng. Đồ lễ đủ, nhà gái cho thắp hương để chú rể và cô dâu cùng lễ gia tiên. Không phải ai cũng có thể thắp nén hương trong ngày lễ cưới được. Hương phải do bố (hoặc anh trai, em trai) cô dâu thắp. Nếu là anh trai hay em trai cô dâu thắp hương, nhà trai lại phải tặng một món tiền gọi là tiền thắp hương.
Văn lễ:
"Hôm nay, ngày... tháng... năm... giờ... Gia chủ là... người thôn.. xã... huyện... tỉnh... (hoặc ngụ tại số nhà... phường... quận... thành phố...) nước Việt Nam. Có con trai (hoặc con gái) tên là... kết duyên cùng... con gái (hoặc con trai) của ông bà... người thôn... xã... huyện... tỉnh...
Nay thủ tục hôn lễ đã thành. Xin kính dâng lễ vật gồm : hương đăng trầu, quả... gọi là theo phong tục nghi lễ thành hôn và hợp cẩn.
Trước linh toạ Ngủ tự gia thần chư tôn linh.
Trước linh vị liệt gia tiên chư chân linh, xin kính cẩn khẩn cầu :
Phúc tổ di lai, sinh trai có vợ (hoặc nhà gái thì khấn : "sinh gái gả chồng”).
Lễ mọn kính dăng, duyên lành gặp gỡ giai lão trăm năm, vững bền hai họ.
Nghi thất nghi gia, có con có của.
Cầm sắt giao hoà, trông nhờ phúc tổ.
Cẩn cáo"
Video "Vui trong mùa cưới"

Chọn ngày giờ hoàng đạo đón dâu



Sáng sớm, nhà trai làm lễ cáo gia tiên. Sau đó đoàn dẫn lễ mang đồ lễ sang nhà gái. Đi đầu vẫn là những người mang cau, trầu, bánh, hạt sen, trà ướp; tiếp theo là đồ mặn: nhà nghèo thì xôi, gà; nhà giàu thì xôi, lợn quay. Xong việc dẫn lễ, cả nhà trai và nhà gái đều bắt tay vào việc chuẩn bị cưới.
Dưới đây là cách tính ngày hoàng đạo và hắc đạo của người xưa khi chọn ngày đưa dâu:
Tháng âm lịch
Ngày hoàng đạo (tốt)
Ngày hắc đạo (xấu)
Giêng, Bẩy Hai, Tám Ba, Chúi Tư, Mười Năm, Một Sáu, Chạp
Tý, Sửu, Tỵ, Mùi Dần, Mão, Mùi, Dậu Thân, Tỵ, Dậu, Hợi Ngọ, Mùi, Hợi, Sửu Thân, Dậu, Sửu, Mão Tuất, Hợi, Mão, Tỵ.
Ngọ, Mão, Hợi, Dậu Thân, Tỵ, Hợi, Sửu Tuất, Mùi, Mão, Sửu Tý, Dậu, Mão, Tỵ Dần, Hợi, Mùi, Tỵ Thìn, Sửu, Mùi, Dậu

Chọn ngày lành tháng tốt để làm một việc đại sự cưới vợ cho con vì ngưòi xưa tin rằng "có kiêng có lành". Chọn ngày giờ tốt không phải là một sự mê tín mà nhiều khi là sự mong muốn cho con cái gặp điều tốt lành.

Trong "Việt Nam phong tục Phan Kế Bính khuyên ta không nên tin vào việc xem ngày kén giờ nhưng không bài bác thẳng thừng mà coi hướng dẫn người đọc cách cưới xin; ông khuyên nhưng không ngăn, vì ông thể theo quan niệm nhận thức của từng người. Bên cạnh đó, ông còn thấy đấy là sự mong muốn điều tốt lành, tránh điều rủi to cho con cháu của các bậc cha mẹ.

Ăn hỏi và ngày giờ hoàng đạo đám cưới cổ truyền

Đây là một lễ trọng thể có tính cách chính thức trước khi cưới. Người mối đưa cha mẹ nhà trai, chú rể và mấy người họ hàng thân thuộc, đem lễ vật như cau, trầu, chè, mứt hay bánh đến nhà gái, để nhà gái làm lễ cáo gia tiên. Sau đó, nhà gái đem các phẩm vật này ra chia phần cho các bạn hữu và họ hàng thân thuộc để rõ là mình đã quyết định gả con gái và không thay đổi gì nữa. ở miền Nam, thường có tục nhà trai trình trước hai họ ngay trong lễ ăn hỏi những món sính lễ quan trọng như hoa tai, nhẫn v.v... để được nhà gái chấp nhận và tuyên bô' ưng thuận sự hứa hôn.
Lễ ăn hỏi cũng lại phải xem ngày và phải theo đòi hỏi của nhà gái, đủ cau, trà biếu khắp nội ngoại bạn bè. Ở quê, lễ ăn hỏi chỉ cần một, hai chai rượu, cau trầu đủ để biếu. Mỗi phần ba quả, ít thi chia một quả. Những nhà giàu thì bày vẽ mỗi phần biếu một bánh chưng, một bánh dày, một gói nem, một gói trà chừng vài ba ấm, bốn quả cau, bôn lá trầu.
Sau lễ ăn hỏi là việc bái hỷ và chia trầu. Mỗi lễ đem chia gồm một lá trầu, một quả cau, chục hạt mứt sen, một ấm trà: Những thứ này được phong trong giấy hồng, gấp thành hình hộp vuông mỗi chiều khoảng 5-6 cm, cao độ 2 cm. Trên hộp vuông ấy người ta dùng giấy bạc trang kim cắt hình chữ hỷ dán lên trên.
Trong lễ ăn hỏi, hai họ cũng xem ngày và định ngày cưới cho đôi trẻ. Đây là một ngày hệ trọng của đời người nên xem ngày, giờ rất kỹ lưỡng. Ngày xưa, người ta chọn ngày cưới là ngày bất tương, thiên hỷ, thiên đức, nguyệt đức v.v... Giờ cưới phải luôn luôn là giờ hoàng đạo (xem bảng). Sau lễ ăn hỏi, thông qua bà mối, nhà trai sẽ biết nhà gái thách những gì.


BẢNG TÍNH GIỜ HOÀNG ĐẠO
Ngày
Sửu
Dần
Mão
Thìn
Tỵ
Ngọ
Mùi
Thân
Dậu
Tuất
Hợi
Dần, Thân,
Đi
đứng
bình
yên
đến
đâu
cũng
được
người
quen
đón
chào
Mão, Dậu,
Đến
cửa
động
đào
tiên
đưa
đón
qua
đèo
thiên
thai
Thìn, Tuất,
Ai
ngóng
đợi
ai
đường
đi
suôn
sẽ
đẹp
đôi
bạn
đòi
Tỵ, Hợi,
Cuối
đất
cùng
tròi
đến
nơi
đắc'
địa
còn
ngồi
đắn
đo
Tý, Ngọ,
Đẹp
đẽ
tiền
đồ
qua
sông
đừng
vội
đợi
đò
sang
ngang
Sửu, Mùi
sẵn
kẻ
đưa
đường
băng
đèo
vượt
suối
đem
sang
đồn
điền

Lễ Chạm ngõ (nạp thái) trong phong tục cưới của người Việt

Sau khi đôi bên trai gái đã được thoả thuận việc cưới gả, người mối sẽ hẹn ngày với bên nhà gái để đưa người chủ hôn (cha mẹ) bên nhà trai và chú rể, đem lễ vật trầu cau đến nhà gái xin đính ước.
Muốn chạm ngõ phải chọn ngày tốt, tức là ngày âm dương bất tương thì vợ chồng sau này mới tốt lành. Khi đã xác định được ngày tốt, nhà trai sắm một lễ mọn cúng tổ tiên để báo về công việc hệ trọng đốỉ với chàng trai. Nhà nghèo chỉ có bát nước, nén hương, nhà khá giả thì mổ gà, thổi xôi để cúng. Sau đấy, nhà trai sửa một lễ mang sang nhà gái. Đó là một cơi trầu têm cánh phượng, cau bổ tư bẻ cánh tiên. Nhà giàu thì đưa lễ cả buồng cau, mười mớ trầu, mứt sen, trà lạng đựng trong mấy quả sơn son thiếp vàng.

Dẫn đầu đoàn người đi ăn hỏi bao giờ cũng gồm bà mốì, bà mẹ, bà dì, bà cô của chú rể. Các cô gái chưa chồng ở trong họ thường đội các mâm quả hoặc bưng khay trầu đi trước, sau đó là nam giới và chú rể. Lễ được chia làm hai phần. Phần nhiều được đặt lên bàn thờ và cha của cô dâu sẽ khấn vái tổ tiên về ngày mà con cháu họ sắp lập gia đình. Phần còn lại sẽ đưa về nhà ông cậu của cô gái để lễ gia tiên bên ngoại. Trước khi nhà trai ra về, nhà gái thường sẽ một phần lễ để biếu lại nhà trai gọi là lại quả.

7 lễ ăn hỏi trong đám cưới xưa

Từ thuở xa xưa, cha mẹ đã đóng vai trò quan trọng, quyết định cuộc đời của các đôi lứa. Vối những gia đình nền nếp, có gia giáo thì "cha mẹ đặt đâu con ngồi đây”, và gia đình hai bên phải "môn đăng hộ đối". Các cụ thường kén vợ cho con dựa theo tiêu chuẩn "công, dung, ngôn, hạnh”.
Khi mọi việc tương đối ổn, gia đình hai bên trai gái quyết định hôn lễ (tức lục lễ) cho hai con. Sách cổ Trung Hoa có câu rằng: "Lục lễ bất bị, trinh nữ bất xuất" - nghĩa là sáu lễ nghi về việc cưới xin, nếu nhà trai không lo liệu chu đáo, thì ngưi trinh nữ không đi về nhà chồng. Thời trưc, khi cưới hỏi thường có đủ sáu lễ: nạp thái (chạm ngõ), vấn danh (ăn hỏi), nạp cát(bói được tốt), thỉnh kỳ (định ngày), nạp tệ (đưa lễ cưới) và thân nghinh (đón dâu).

Tuy cổ tục quy định tới sáu lễ, nhưng trên thực tế, người Việt thường thu gọn vào làm ba lễ: lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới (thân nghinh). Đối với những gia đình nghèo, có khi họ bỏ cả lễ chạm ngõ.

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

NHỮNG ĐỒ VẬT BÀI TRÍ THỜ TRÊN BÀN THỜ:

Khi cha mẹ sống thì theo lễ mà phụng sự cha mẹ, khi cha mẹ chết thì theo lễ mà an táng, khi cúng tế cũng phải theo đúng lễ. Từ ngàn xưa, người dân Việt ta vẫn luôn coi trọng Hiếu Lễ, chẳng thế mà cổ nhân đã đúc kết “tứ thời xuân tại thủ, bách hạnh hiếu vi tiên”( bốn mùa thì mùa xuân là đầu, trăm đức hạnh thì hiếu là trước nhất).
Việc hiếu lễ thể hiện việc cung dưỡng bố mẹ lúc tại thế và lại càng nghiêm cẩn hơn lúc họ đã khuất với tinh thần “sự tử như sự sinh” vậy. Dù biết là sự tử như sự sinh nhưng hiện nay có nhiều người chưa hẳn đã hiểu thờ người đã khuất như thế nào cho đúng lễ. Với đạo lý uống nước nhớ nguồn nên thờ cúng tổ tiên thành cẩn là xuất phát từ lòng hiếu kính nhớ ân thâm nghĩa trọng, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người ngay từ lúc còn thơ bé:
"Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Người ta nguồn gốc từ đâu?Có cha có mẹ rồi sau có mình."
Trong khuôn khổ bài viết này, người viết muốn đề cập đến vấn đề thờ cúng tổ tiên, và nói rộng hơn về những vấn đề liên quan đến bàn thờ gia tiên.
Tài liệu nói đến vấn đề này cũng khá nhiều, có thâm viễn và cũng có nông cạn máy móc thiếu hiểu biết. Người viết muốn mang cái sở kiến, sở văn của mình để tổng hợp lại và kiến giải thêm một số vấn đề xung quanh bàn thờ gia tiên. Với hai phạm trù cụ thể là vật thể và phi vật thể.
Vấn đề là phải thờ phụng như thế nào và cách bài trí ra sao và tại sao lại có quan niệm này.

NHỮNG ĐỒ VẬT BÀI TRÍ THỜ TRÊN BÀN THỜ:

 
Cách bài trí bàn thờ truyền thống
Quan trọng nhất của bàn thờ là bát hương. Nó được ví như ngôi nhà để các cụ trong gia đình đi về vậy. Bát hương trên bàn thờ có nhiều cách đặt và thờ khác nhau, nhưng theo cổ lễ thì bát hương trên ban thờ thường ứng với các số lẻ. Bát hương tối kỵ dùng màu vàng thờ gia tiên vì màu vàng là màu hoàng đế chỉ dành thờ quân, thần hoặc các vị thời trước có tước vị trong hoàng tộc. Trong bát hương nên dùng tro sạch đốt từ rơm rạ thơm phủ đầy lòng bát hương. Quan trọng nhất trong bát hương là cốt bát hương: nó gồm một túi giấy nhỏ có ghi tên tuổi, năm mất, nơi mất và những câu thần chú, chỉ ngũ sắc được thầy pháp thụ lý vào và coi như sổ đỏ của người trần giới vậy.

Bài vị thờ và thần chủ thờ trong khám
Thứ nữa là đến thần chủ (cũng gọi là bài vị) trong nhà thờ đại tông cũng như nhà thờ tư chi là “bách thế bất dao chi chủ” nghĩa là bất di bất dịch với tính cách vĩnh cửu. Bài vị bao giờ cũng làm bằng gỗ bạch đàn trắng viết chữ lên thì rất dễ trông, lại thơm được coi là tôn quý, thích hợp với việc thờ phụng. Không có gỗ bạch đàn thì dùng gỗ cây đại hay cây táo, mít…ngày nay chẳng hiểu được vì lí do gì những thứ này không đắt không quý mà chẳng bền hơn gỗ mít, gỗ vàng tâm là hai thứ gỗ chuyên dùng làm đồ thờ (tượng Phật, Thần bao giờ cũng tạc bằng gỗ mít, vàng tâm, bền hơn tất cả các thứ gỗ khác để sơn). Tại các nhà thờ tư gia hay các bàn thờ mỗi gia đình ít khi có thờ thần chủ, chỉ những nhà có quan tước khoa bảng, nề nếp hay những nhà hào trưởng giàu có mới thờ thần chủ. Vì theo đúng cổ lễ thì thờ thần chủ phải theo lễ nghi phiền phức: phải làm nhà trạm bên cạnh huyệt, mời quan đến đấy đề chủ trước khi hạ huyệt chôn cất. Tục lệ chuộng việc mời quan to, nhất là có chân khoa bảng, đến đề chủ và một vị quan kém phẩm trật đến phủng chủ, nghĩa là bưng thần chủ đặt lên linh xa. Phải tổ chức đám rước quan cho nghi vệ, xếp đặt nơi hành lễ có quy củ, tiếp đãi quan khách trọng thể, sau khi đã tiễn đưa quan về còn phải đem lễ vật và tiền tạ ơn.

 Bàn thờ gia tiên cổ
Bàn thờ với kỷ và đài thờ truyền thống
Phần nhiều gia đình, bàn thờ gia tiên có cỗ kỷ để trong cùng. Kỷ là cái ghế ngồi, tượng trưng cho sự hiển hiện, ngự giám của người đã khuất, chiếc kỷ nhỏ, cao độ 30 phân, dài 50 phân, rộng 25 phân. Đặt ba chiếc đài có nắp và trên nắp có núm cầm lên trên chiếc kỷ nhỏ này. Khi mở nắp đài ra nắp kê xuống dưới, đài đặt lên trên. Đài làm bằng gỗ được tiện rỗng dưới để khi đặt lên trên nắp đài, đài sẽ ăn khớp với nắp. Ba đài này dùng đựng chén rượu nhỏ lúc cúng giỗ, còn ngày thường đài được đậy nắp để tránh bụi bặm, kỷ và khám nhà thường dân cũng như các đồ thờ cúng khác không được chạm vẽ rồng hay tứ linh mà chỉ chạm vẽ hình tượng biến hóa con vật ấy.

Bàn thờ kê kỷ và bày cỗ cúng cũng không được sơn son mà chỉ sơn then hay cánh gián thếp chỉ bạc, trừ hương án cao ở mặt tiền được sơn son thếp bạc thếp vàng.
Những gia đình giàu sang thì đồ thờ bày rộng hết cả gian giữa: trong cùng là bàn cao chừng một thước 20 phân trên để khám gian không thờ bài vị thì trong khám để một cỗ ỷ trên bệ khám phía ngoài cánh cửa khám để hộp đựng bằng sắc của tiền nhân.
Phía trước kê một sập tôn cao chừng 75 phân (cao hơn sập ngồi thường), trên mặt sập phía trong để một khay đài, phía trước để hai mâm xà mặt 80 x 60 phân, một mâm để bày cỗ (đồ mặn), một mâm để xôi chè (đồ ngọt).
Trên mặt sập hai góc ngoài để hai bình sứ cao 60, 70 phân, cắm hoa. Bên ngoài cùng là chiếc hương án cao gần ngang vai, ngắn hơn sập, đứng ngoài trông thấy đủ rõ cả hai bình sứ.
Trên giữa hương án là bát hương công đồng, phía sau là chiếc mâm bồng để bày ngũ quả hoặc chiếc tam sơn để nước và hoa.

bàn thờ hiện đại
Bộ Tam sự và tam sơn
Hai bên bát hương là hai chiếc đài lớn để cơi trầu và nậm rượu. 
Phía ngoài đằng trước để bộ đồ tam sự hay ngũ sự, hay thất sự bằng đồng; tam sự là một cái đỉnh và hai cây cắm nến, ngũ sự thì thêm hai cây để đĩa dầu thắp đèn, thất sự thì thêm một ống hạp hương để đựng trầm với một ống cắm đôi đũa và một dụng cụ đều bằng đồng để đốt trầm. 
Hai cây đèn bộ đồ thất sự để hai góc trong trên hương án.
Giá đèn nến: thường bằng đồng hoặc gỗ, tốt nhất là đồng. Cây vàng khối: là vàng mã có đủ 5 màu dành cho bàn thờ gia tiên nên dùng màu xanh, đỏ, mua về bọc băng dính lại cẩn thận (băng dính trắng để thờ được lâu) và cây đặt bên trái bát hương (tính theo hướng bàn thờ) phải cao hơn cây bên phải vì: Tả Thanh Long - Hữu bạch Hổ - có câu ca rằng: Thà cho Long cao ngàn trượng chứ không để hổ ngẩng cao đầu.
Lọ lộc bình: 
Thường thờ 1 lọ để cắm hoa vào ngày mùng 1 và rằm, ngày thường để không, nên xưa gọi là Độc bình. Nay người hiện đại mua 2 lọ thờ đối xứng là không đúng, 02 lọ mua chỉ để chơi trong nhà ko được đặt lên ban thờ. Lọ lộc bình thường đặt bên tay trái - hướng đông - theo quan niệm: đông bình tây quả.
Khay cốc đựng nước thờ: nước thanh tịnh được thay vào mỗi lần thắp hương: nén nhang chén nước.
Lọ đựng hương: đặt bên phải bàn thờ, làm bằng gốm... Tùy theo kinh tế của gia chủ mà có những vật thờ khác nhau nhưng nhất thiết trên ban thờ phải đảm bảo 05 yếu tố: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Đỉnh đồng, đôi hạc, giá nến đồng, tượng trưng cho Kim. 

Bàn thờ, ngai hay bài vị tượng trưng cho Mộc. Rượu, chai nước, chén nước thờ tượng trưng cho Thủy. Ngọn đèn dầu hoặc nến thờ trên ban thờ và là hương khi thắp lên tượng trưng cho Hỏa. Còn bát hương làm từ đất sét nung lên, hay sành sứ có nghĩa là Thổ.