Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Lễ Chạm ngõ (nạp thái) trong phong tục cưới của người Việt

Sau khi đôi bên trai gái đã được thoả thuận việc cưới gả, người mối sẽ hẹn ngày với bên nhà gái để đưa người chủ hôn (cha mẹ) bên nhà trai và chú rể, đem lễ vật trầu cau đến nhà gái xin đính ước.
Muốn chạm ngõ phải chọn ngày tốt, tức là ngày âm dương bất tương thì vợ chồng sau này mới tốt lành. Khi đã xác định được ngày tốt, nhà trai sắm một lễ mọn cúng tổ tiên để báo về công việc hệ trọng đốỉ với chàng trai. Nhà nghèo chỉ có bát nước, nén hương, nhà khá giả thì mổ gà, thổi xôi để cúng. Sau đấy, nhà trai sửa một lễ mang sang nhà gái. Đó là một cơi trầu têm cánh phượng, cau bổ tư bẻ cánh tiên. Nhà giàu thì đưa lễ cả buồng cau, mười mớ trầu, mứt sen, trà lạng đựng trong mấy quả sơn son thiếp vàng.

Dẫn đầu đoàn người đi ăn hỏi bao giờ cũng gồm bà mốì, bà mẹ, bà dì, bà cô của chú rể. Các cô gái chưa chồng ở trong họ thường đội các mâm quả hoặc bưng khay trầu đi trước, sau đó là nam giới và chú rể. Lễ được chia làm hai phần. Phần nhiều được đặt lên bàn thờ và cha của cô dâu sẽ khấn vái tổ tiên về ngày mà con cháu họ sắp lập gia đình. Phần còn lại sẽ đưa về nhà ông cậu của cô gái để lễ gia tiên bên ngoại. Trước khi nhà trai ra về, nhà gái thường sẽ một phần lễ để biếu lại nhà trai gọi là lại quả.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét