Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Chọn ngày giờ hoàng đạo đón dâu



Sáng sớm, nhà trai làm lễ cáo gia tiên. Sau đó đoàn dẫn lễ mang đồ lễ sang nhà gái. Đi đầu vẫn là những người mang cau, trầu, bánh, hạt sen, trà ướp; tiếp theo là đồ mặn: nhà nghèo thì xôi, gà; nhà giàu thì xôi, lợn quay. Xong việc dẫn lễ, cả nhà trai và nhà gái đều bắt tay vào việc chuẩn bị cưới.
Dưới đây là cách tính ngày hoàng đạo và hắc đạo của người xưa khi chọn ngày đưa dâu:
Tháng âm lịch
Ngày hoàng đạo (tốt)
Ngày hắc đạo (xấu)
Giêng, Bẩy Hai, Tám Ba, Chúi Tư, Mười Năm, Một Sáu, Chạp
Tý, Sửu, Tỵ, Mùi Dần, Mão, Mùi, Dậu Thân, Tỵ, Dậu, Hợi Ngọ, Mùi, Hợi, Sửu Thân, Dậu, Sửu, Mão Tuất, Hợi, Mão, Tỵ.
Ngọ, Mão, Hợi, Dậu Thân, Tỵ, Hợi, Sửu Tuất, Mùi, Mão, Sửu Tý, Dậu, Mão, Tỵ Dần, Hợi, Mùi, Tỵ Thìn, Sửu, Mùi, Dậu

Chọn ngày lành tháng tốt để làm một việc đại sự cưới vợ cho con vì ngưòi xưa tin rằng "có kiêng có lành". Chọn ngày giờ tốt không phải là một sự mê tín mà nhiều khi là sự mong muốn cho con cái gặp điều tốt lành.

Trong "Việt Nam phong tục Phan Kế Bính khuyên ta không nên tin vào việc xem ngày kén giờ nhưng không bài bác thẳng thừng mà coi hướng dẫn người đọc cách cưới xin; ông khuyên nhưng không ngăn, vì ông thể theo quan niệm nhận thức của từng người. Bên cạnh đó, ông còn thấy đấy là sự mong muốn điều tốt lành, tránh điều rủi to cho con cháu của các bậc cha mẹ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét