Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

7 lễ ăn hỏi trong đám cưới xưa

Từ thuở xa xưa, cha mẹ đã đóng vai trò quan trọng, quyết định cuộc đời của các đôi lứa. Vối những gia đình nền nếp, có gia giáo thì "cha mẹ đặt đâu con ngồi đây”, và gia đình hai bên phải "môn đăng hộ đối". Các cụ thường kén vợ cho con dựa theo tiêu chuẩn "công, dung, ngôn, hạnh”.
Khi mọi việc tương đối ổn, gia đình hai bên trai gái quyết định hôn lễ (tức lục lễ) cho hai con. Sách cổ Trung Hoa có câu rằng: "Lục lễ bất bị, trinh nữ bất xuất" - nghĩa là sáu lễ nghi về việc cưới xin, nếu nhà trai không lo liệu chu đáo, thì ngưi trinh nữ không đi về nhà chồng. Thời trưc, khi cưới hỏi thường có đủ sáu lễ: nạp thái (chạm ngõ), vấn danh (ăn hỏi), nạp cát(bói được tốt), thỉnh kỳ (định ngày), nạp tệ (đưa lễ cưới) và thân nghinh (đón dâu).

Tuy cổ tục quy định tới sáu lễ, nhưng trên thực tế, người Việt thường thu gọn vào làm ba lễ: lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới (thân nghinh). Đối với những gia đình nghèo, có khi họ bỏ cả lễ chạm ngõ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét