Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Cúng đầy tháng trẻ nhỏ

Kể từ ngày sinh, khi đứa trẻ đầy cữ thì cha mẹ cúng đầy cữ, tới khi con được đầy tháng lại có cúng đầy tháng. Qua một cữ, một tháng là qua một giai đoạn trong đòi ngưòi. Cúng đầy tháng, ngoài việc cúng mụ và đồ lễ tương tự như cúng đầy cữ, còn có cúng Thổ công và gia tiên. Nhũng gia đình khá giả còn làm một bữa tiệc thịnh soạn mời họ hàng và bạn bè tối dự. Khách tói nhà lần này chỉ có quà mừng cho cháu bé chứ không có quà mừng cho mẹ như khi đầy cữ.

Lời khấn:
Duy ĩ Niên hiệu... tỉnh, huyện, xã, thôn...
Tín §hủ là... phu thê, đồng gia
Kính cáo:
Nhân ngày... tháng... năm nay (hoặc năm ngoái) vợ chồng chúng tôi sinh con trai (hoặc gái) đầu (hoặc thứ) đặt tên là...
Đến nay vừa chẵn tháng.
Kính cẩn sắm lễ vật cỗ chay (hoặc mâm cỗ mặn), hương đàn, trầu rượu, hoa quả, khấn với:
Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chủ
Đệ nhị Thiên đế đại tiên chủ
Đệ tam Tiên mụ đại tiên chủ
Thập nhị bộ tiên nương
Tam thập lục cung chư vị tỵ nương Án hạ.
Cúi mong chư vị tôn linh chứng giúm, phù hộ cho cháu bé được thân mệnh bình yên cường tráng. Kính nhờ vào đại đức các vị tiên bà phù trừ.

Cẩn cáo.

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Dâng sao giải hạn


Người Việt xưa tin rằng, vào một sô" tuổi nhất định, con người ta thường gặp vận hạn (những chuyện không may), nên người Việt nào cũng biết câu: "49 chưa qua 53 đã tối". Quan niệm này không hoàn toàn chỉ là quan niệm thuần tuý mê tín mà xét theo khía cạnh nào đó, những năm tuổi mà ngưòi dân "lo lắng" cũng tương quan vối những chu kỳ biến đổi (có nhiều khả năng bất lợi) về sinh học của con người. Muốn làm giảm nhẹ điều này, họ thường cúng "giải sao” (dâng sao giải hạn). Có thể nói, việc làm này cũng có phần ích lợi vì nó làm yên lòng những người rơi vào "năm vận hạn" theo quan niệm "có kiêng có lành". Đầu năm và hàng tháng ngưòi ta thường làm lễ dâng sao giải hạn. Lễ dâng sao có thể thực hiện tại chùa hay ngay tại nhà. Nghi thức tiến hành như sau:
Sao Thái Dương: Những người 5, 14, 23, 32, 41, 50, 59, 77, 88 và 95 tuổi là gặp sao Thái Dương chiếu. Sao này tốt với nam, không tốt đối với nữ. Hàng tháng dùng bài vị mầu vàng để làm lễ giải sao này vào ngày 27. sắm hương hoa, tiền vàng, bài vị mũ mầu vàng, 12 ngọn nến và 36 đồng tiền hướng về phương Tây làm lễ giải sao.
Lời khấn:
Nam mồ a di đà Phật (3 lần)
Nam mô Hữu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng thượng đế.
Kính lạy đức Trung Thiện tinh chúa Bắc Cực tử vi Trang sinh đại đế.
Kính lạy đức Tả nam Tào lục ty duyện thọ tinh quân.
Kính lạy đức Hữu Bắc đẩu cẩu hàm giải ách tinh quân.
Kính lạy Đức Nhật cung Thái dương Thiên tử tính quân.
Kính lạy Đức Thượng tanh bản mạch nguyên Thần chân quân.
Hôm nay là ngày 27 tháng... năm...
Chúng con là... tuổi... địa chỉ...
Thành tâm sắm hương, hoa, lễ vật thiết lập tại... làm lễ giải sao Thái Dương chiếu mạng.
Cúi mong chư vị chấp kỳ bạc lễ phù hộ độ trì giải trừ vận hạn ; ban phúc, lột, thọ cho chúng con gặp sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang, thịnh vượng.
Chúng con cúi đầu chí thiết, chí thành, nhất tăm bái lậy.
Nam mô a di đà Phật (lễ tạ 3 lạy)

Hết một tuần hương thì hoá (đốt) bài vị, tiền, vàng...

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Cách gọi hồn của người Việt


Muốn gọi hồn cần phải đặt quẻ, và quẻ phải do người lành vía đặt. Người này đưa một cơi trầu và mấy đồng tiền kẽm. Món tiền này chính là để thù lao cho cô hồn, cô hồn thắp hương đặt lên cơi trầu, đoạn bưng cơi trầu trong có đặt tiền quẻ, nâng ngang trán khấn ông Chiêu và Dí để hai vị linh thần này xuốhg âm phủ tìm linh hồn người đã chết về.
Một lát sau, âm hồn nhập vào cô hồn, kể lể khóc lóc, nói lại lúc lâm chung, tả oán cảnh tình ly biệt. Lúc ấy người thân xúm vào hỏi hồn. Hồn sẽ tuỳ những câu hỏi mà trả lời, và tuỹ theo người hỏi nhận anh em, vợ con hoặc người khác trong gia đình. Ngưòi ta cho rằng, âm hồn có thể nhận đúng ai là cha, ai là mẹ... và nói được nguyên do tại sao mà chết, chết ngày nào, cho ngưòi nhà biết hiện ở âm phủ làm gì và tình trạng ra sao. Âm hồn có muôn xin gì, ngưòi nhà sẽ cúng cho. Những cô hồn nói đúng đều được người nhà thưởng tiền, còn nếu có những câu sai thì cô hồn thay lòi âm hồn sẽ nói là quá thương xót người sông nên âm hồn đã nhầm
lẫn (?!). Âm hồn nhập vào cô hồn một-lát, sau khi đã được ngưòi nhà hỏi đủ chuyện rồi thăng.

Các cô hồn thường là những ngưòi sành tâm lý hoặc những ngưòi có mục tật không nhìn thấy gì, nhưng rất thính tai và dường như có giác quan thứ sáu để nhận biết mỗi khi nói sai.

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Lễ tạ ơn ông tơ hồng

Vì người ta cho việc vợ chồng là có ông Nguyệt Lão định trước, cho nên phải tạ ơn ông ấy, và cầu ông ấy phù hộ cho ăn ở được trăm năm với nhau.
Sau khi đón dâu về, gia đình chú rể bày hương án ra sân, dùng lễ xôi gà trầu rượu, chủ hôn vào lễ trước, rồi hai vợ chồng vào lễ sau, thường lệ có đọc văn tế. Văn tế Tơ hồng mỗi nơi viết một khác, không có khuôn phép bắt buộc, nhưng nội dung là ca tụng công đức ông Tơ bà Nguyệt xe môi duyên lành cho đôi trẻ và mong ông bà phù hộ cho cô dâu chủ rể ăn ở với nhau trọn tình trọn nghĩa đến đầu bạc răng long, sinh nhiều con đàn cháu đông.

Phong tục này chỉ có một số’ gia đình ở nước ta còn theo, phần nhiều đại chúng thì bỏ qua. về phần tinh thần đạo lý, lễ Tơ hồng biểu dương trong đạo vỢ chồng, là một nghi lễ có ý nghĩa cao quý.
Lời khấn :
"Hôm nay, ngày... tháng... năm...
Chủ hôn là... người thôn... xã... huyện... tỉnh...
Có con trai (trưởng, thứ) tên là... kết duyên cùng... con gái (trường, thứ) của ông bà... người xã... huyện... tỉnh...
Nay thủ tục hôn lễ đã thành, xin kính dăng lễ mọn gồm... gọi là theo phong tục lễ nghi thành hôn.
Trước án thờ tơ hồng Nguyệt lão thiên tiên
Trước linh toạ ngũ tự gia thần chủ tôn linh.
Trước liệt vị gia tiên chủ chăn linh.
... Khấn rằng : Tơ hồng Nguyệt lão thiên tiên
Rất công rất chính,
Chẳng vị chẳng thiên.
Gương Ngọc kính soi thông thế sự ;
Sợi xích thằng giao kết nhân duyên.
Trước theo nhạn cá thông môi, trạch phối hôn nhân tuy rằng phận đinh ;
Nay mừng uyên ương gặp lứa, tác thành gia thất, vốn tự tiên nhiên.
Ngửa trông linh đức;
Chứng giám vi kiêm
Hoà hiếu chung vui hai họ ỉ
Xướng tuỳ những ước bách niên
Nhờ ra con có của nên, điều lên chỉ từ nay hợp
cẩn.
Mong được duyên ưa phận đẹp, phúc chung tư đội đức Thiên tiên.
Cẩn cáo".
Sau lễ tế ông tơ bà Nguyệt, cô dâu chú rể vào phòng riêng, ông cụ cầm hương dẫn đoàn đón dâu của nhà trai trải chiếu cho cô dâu chú rể. Chiếu phải trải phang, kiêng trải lệch. Sau đó cụ rót hai chén rượu mòi cô dâu chú rể uống, rồi ý tứ lui ra ngoài khép cửạ buồng lại. Cô dâu chú rể sẽ ăn
cùng với nhau bữa cơm đầu tiên.
Tối hôm đó, khi nhập phòng, người chồng lấy cơi trầu tế Tơ hồng trao một miếng cho vợ, rót một chén rượu, mỗi người uống một nửa, gọi là lễ Hợp cẩn. Thời xưa, vợ lạy chồng hai lạy, chồng đáp lại bằng ba vái để tỏ lòng tương kính.
Nhiều gia đình phong kiến thời xưa, phỏng theo tục lệ Trung Quốc, đêm tán hổn cho lót giấy bản, gọi là giây thám trinh, để xem ngưòi con gái còn trinh tiết hay không. Nếu còn trinh thì sẽ có
mấy giọt máu trên giấy. Nếu không, trong lễ lại mặt, nhà gái sẽ nhận được một cái thủ lợn cắt lỗ tai, ngầm báo nhà trai sẽ trả lại cô dâu vĩ đã mất trinh.

Sự khác biệt lễ đưa dâu và lê rước dâu

Đưa dâu
Khi đưa dâu, nhà gái cũng kén một ông già cầm bó hương hoặc đỉnh trầm đi trước, rồi bà con họ hàng dẫn cô đâu đi sau, theo tục lệ thì bao giò cũng có mấy cô cậu ngang tuổi vói cô dâu chú rể đi phù dâu và phù rể.

Khi về đến nhà trai thì ở cửa ngoài đã có hai người cầm cơi trầu chực sẵn để đón mồi quan khách nhà gái. Bà mẹ chồng đón dâu tại cửa đưa vào nhà. Người nhà và các cô phù dâu đưa cô dâu vào buồng riêng nghỉ một lát, rồi người nhà lại đưa cô dâu chú rể vào lạy gia tiên, đưa đi lễ các nhà thò của đôi bên cha mẹ chồng, và làm lễ tế Tơ hồng. Xong đâu đấy thì cô dâu chú rể vào mừng tuổi ông bà cha mẹ chồng, chào mừng họ hàng, như đã làm ở bên nhà gái trước.
Đến đây là xong lễ nghi về đưa dâu. Có khi nhà trai mòi những người ở họ nhà gái ở lại ăn uống rồi mới ra về. Có khi nhà trai phải tiễn đưa họ nhà gái ra về đến tận nhà gái, những người này nói cho bố mẹ nhà gái biết việc đưa dâu đã chu đáo cả, rồi mới giải tốn.Khi nhà trai đưa họ hàng nhà gái về xong xuôi rồi, thì mở tiệc ăn mừng.


Các nghi lễ cần biết trong lễ rước dâu

Thời xưa tại miền quê, ở cùng làng xóm với nhau, người ta thường hay đi rước dâu vào ban đêm. Lúc đi phải chọn giờ tốt, nhất là được giờ hoàng đạo. Có nơi kiêng cữ cẩn thận, cho một người đàn ông dễ tính ra đón ngõ trướcđể "Ra ngõ gặp trai", cho mọi người và mọi việc được vui vẻ dễ dàng.
Trong đám rước, thường kén một cụ già hiền lành, vợ chồng song toàn, nhiều con cháu cầm một bó hương hay một đỉnh trầm đi trước, tục gọi là Tơ hồng. Kế đến là người dẫn lễ vật như mâm cau, bánh mứt, lợn, rượu v.v... Chú rể thì khăn áo chỉnh tể cùng với những người trong họ đi rước dâu. Tục lệ nhiều nơi mẹ và bố chồng không đi đón dâu. Có nơi chỉ có bố chồng đi đón.


Khi đoàn đón dâu đến ngõ nhà gái, đoàn sắp xếp, chỉnh đốn lại thú tự; đầu tiên là một cụ già cầm hương cùng với một người đội lễ - thường là một cái quả đựng trầu, cau và rượu vào trước. Mâm lễ ấy được đặt lên bàn thờ, cụ già thắp hương vái, nhà gái vái trả lễ rồi một vị đứng đầu họ nhà trai cùng ra đón đoàn xin dâu vào. Lễ này được tiến hành rất nhanh. Sau đó cô dâu cùng chú rể đến lạy trước bàn thò gia tiên, xin tổ tiên chấp nhận cho cô dâu chú rể đem hộp trầu đi mời khắp mọi người trong họ, ngưòi bể trên và cao tuổi mòi trưốc. Khi mòi, cô dâu phải chủ động mời trước đểchú rể biết cách xưng hô. TRƯỚC khi ra cửa về nhà chồng, cô gái đến lạy tạ ông bà, cha mẹ. Cha mẹ thường ngồi sẵn ở phía cửa chính, ông bà (nếu có) thì ngồi ở ghế cao hơn. Thông thường, lúc ấy cha mẹ cô gái cho cô dâu một vật gì đó làm kỷ niệm. Dâu và rể còn phải đem lễ đến nhà thờ tổ họ nội và bên họ ngoại của cô dâu để làm lễ.

Khi lễ gia tiên và lễ các nhà thờ xong, chủ hôn bên nhà trai lại nói với chủ hôn bên nhà gái để cho cô dâu chú rể mừng tuổi ông bà cha mẹ vợ. Khi làm lễ mừng, ngày xưa người ta trải chiếu để chú rể phải lễ bốn lễ ba vái, nhưng sau theo lễ của triều nhà Nguyễn, chỉ dùng "hành tam khấu lễ", nghĩa là ba vái mà thôi. Việc lễ sông ông bà cha mẹ sau này được tục lệ các nơi bãi bỏ.
Khi chàng rể chào mừng ông bà cha mẹ vợ, các vị này có vài lời dạy dỗ ban cho cả đôi vợ chồng, và ban cho chú rể một món tiền mừng, hay một đồ vật gì quý giá, trong khi ấy, các vị ổ trong họ hàng, cũng có mừng tiền cho cô dâu chú rể.
Khi tiệc xong, ông mối .và ông chủ hôn nhà trai đứng lên nói vâi chủ hôn nhà gái là đã đến giờ tốt, xin phép cho được rước dâu. Sau đó, đoàn đón dâu lên đưòng về nhà trai.
Đến ngõ nhà trai, pháo nổ giòn giã. Thường thường người ta chọn loại pháo tốt, hơ khô, buộc từng hai bánh pháo một với nhau để nổ cho giòn, tránh pháo tịt vì sợ gặp điều không may. Lúc này, mẹ chồng cầm bình vôi lánh mặt đi chỗ khác để cô dâu bước vào nhà. Có cụ già giải thích rằng, ngày xưa bình vôi là biểu hiện của tài sản. Các cụ nội trợ rất kiêng - không bao giò để bình vôi sứt miệng, thường quệt thêm vôi lên miệng bình vi tin rằng bình vôi càng dày, của cải trong nhà càng nhiều. Mẹ chồng cầm bình đi vì bà muôn nắm quyền hành trong nhà, không cho con dâu được quyền điều hành. Trước cửa nhà thường đặt một hoả lò than hồng, cô dâu phải bước qua để đốt những vía dữ gặp trên đường. Ở các địa phương, như Nghệ An, Hà Tĩnh, mẹ chồng có tục ra cất nón cho cô dâu. Cô dâu vào đến cổng, múc nước rửa mặt đựng trong một cái nồi đồng. Sau đó mẹ chồng dắt con dâu vào nhà, đặt quan tiền và cái quạt lên bàn thờ rồi lễ gia tiên: bôn lạy, ba vái.

Lễ xong, cô dâu cùng mẹ chồng bước vào buồng. Trong buồng có sẵn một đôi chiếu mối trải úp vào nhau. Người trải chiếu cho vợ chồng cô dâu phải là người ăn nên làm ra, con đàn cháu đống. Nếu mẹ chồng đủ điều kiện như trên thì mẹ chồng tự trải chiếu, dọn giường cho cồ dâu chú rể. Cô dâu nghỉ ngơi một lát, sau đó cầm hộp trầu đi mòi khắp trong họ.

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Nghi lễ xin dâu của người Việt

Lễ xin dâu thường rất đơn giản, trước giờ đón dâu, nhà trai có mấy người mang một cơi trầu, một be rượu đến xin dâu, báo trước giờ mà đoàn đón đâu sẽ đến để nhà gái chuẩn bị sẵn sàng đón tiếp. Cơi trầu, be rượu này, nhà gái đệ lên bàn thò làm lễ cáo tổ tiên biết trước, rồi hạ xuống đón quan khách đi đưa dâu. Đại diện đưa lễ này của nhà trai có thể là mẹ chồng hoặc một người cô, thím trong họ
Khi đoàn đón dâu đến, thắp hương bàn thồ là một nghi thức lễ gia tiên bên nhà gái trước khi rước dâu. Họ nhà gái mòi nhà trai vào nhà; nhà trai cho đặt đồ lễ lên bàn thồ. Các chú phù rể bưng lễ vật đúng dàn hàng ngang trước mặt các cô phù dâu và trao những mâm quà hay quả tráp lễ vật. Các cô này đem lễ vật đặt lên bàn có thứ tự ở trước bàn thờ gia tiên.

Lúc này là lúc nhà gái kiểm điểm lại đồ thách cưới, tuy một phần đã được đưa từ mấy hôm trước để tiện cho nhà gái làm cỗ mời họ hàng. Đồ lễ đủ, nhà gái cho thắp hương để chú rể và cô dâu cùng lễ gia tiên. Không phải ai cũng có thể thắp nén hương trong ngày lễ cưới được. Hương phải do bố (hoặc anh trai, em trai) cô dâu thắp. Nếu là anh trai hay em trai cô dâu thắp hương, nhà trai lại phải tặng một món tiền gọi là tiền thắp hương.
Văn lễ:
"Hôm nay, ngày... tháng... năm... giờ... Gia chủ là... người thôn.. xã... huyện... tỉnh... (hoặc ngụ tại số nhà... phường... quận... thành phố...) nước Việt Nam. Có con trai (hoặc con gái) tên là... kết duyên cùng... con gái (hoặc con trai) của ông bà... người thôn... xã... huyện... tỉnh...
Nay thủ tục hôn lễ đã thành. Xin kính dâng lễ vật gồm : hương đăng trầu, quả... gọi là theo phong tục nghi lễ thành hôn và hợp cẩn.
Trước linh toạ Ngủ tự gia thần chư tôn linh.
Trước linh vị liệt gia tiên chư chân linh, xin kính cẩn khẩn cầu :
Phúc tổ di lai, sinh trai có vợ (hoặc nhà gái thì khấn : "sinh gái gả chồng”).
Lễ mọn kính dăng, duyên lành gặp gỡ giai lão trăm năm, vững bền hai họ.
Nghi thất nghi gia, có con có của.
Cầm sắt giao hoà, trông nhờ phúc tổ.
Cẩn cáo"
Video "Vui trong mùa cưới"

Chọn ngày giờ hoàng đạo đón dâu



Sáng sớm, nhà trai làm lễ cáo gia tiên. Sau đó đoàn dẫn lễ mang đồ lễ sang nhà gái. Đi đầu vẫn là những người mang cau, trầu, bánh, hạt sen, trà ướp; tiếp theo là đồ mặn: nhà nghèo thì xôi, gà; nhà giàu thì xôi, lợn quay. Xong việc dẫn lễ, cả nhà trai và nhà gái đều bắt tay vào việc chuẩn bị cưới.
Dưới đây là cách tính ngày hoàng đạo và hắc đạo của người xưa khi chọn ngày đưa dâu:
Tháng âm lịch
Ngày hoàng đạo (tốt)
Ngày hắc đạo (xấu)
Giêng, Bẩy Hai, Tám Ba, Chúi Tư, Mười Năm, Một Sáu, Chạp
Tý, Sửu, Tỵ, Mùi Dần, Mão, Mùi, Dậu Thân, Tỵ, Dậu, Hợi Ngọ, Mùi, Hợi, Sửu Thân, Dậu, Sửu, Mão Tuất, Hợi, Mão, Tỵ.
Ngọ, Mão, Hợi, Dậu Thân, Tỵ, Hợi, Sửu Tuất, Mùi, Mão, Sửu Tý, Dậu, Mão, Tỵ Dần, Hợi, Mùi, Tỵ Thìn, Sửu, Mùi, Dậu

Chọn ngày lành tháng tốt để làm một việc đại sự cưới vợ cho con vì ngưòi xưa tin rằng "có kiêng có lành". Chọn ngày giờ tốt không phải là một sự mê tín mà nhiều khi là sự mong muốn cho con cái gặp điều tốt lành.

Trong "Việt Nam phong tục Phan Kế Bính khuyên ta không nên tin vào việc xem ngày kén giờ nhưng không bài bác thẳng thừng mà coi hướng dẫn người đọc cách cưới xin; ông khuyên nhưng không ngăn, vì ông thể theo quan niệm nhận thức của từng người. Bên cạnh đó, ông còn thấy đấy là sự mong muốn điều tốt lành, tránh điều rủi to cho con cháu của các bậc cha mẹ.

Ăn hỏi và ngày giờ hoàng đạo đám cưới cổ truyền

Đây là một lễ trọng thể có tính cách chính thức trước khi cưới. Người mối đưa cha mẹ nhà trai, chú rể và mấy người họ hàng thân thuộc, đem lễ vật như cau, trầu, chè, mứt hay bánh đến nhà gái, để nhà gái làm lễ cáo gia tiên. Sau đó, nhà gái đem các phẩm vật này ra chia phần cho các bạn hữu và họ hàng thân thuộc để rõ là mình đã quyết định gả con gái và không thay đổi gì nữa. ở miền Nam, thường có tục nhà trai trình trước hai họ ngay trong lễ ăn hỏi những món sính lễ quan trọng như hoa tai, nhẫn v.v... để được nhà gái chấp nhận và tuyên bô' ưng thuận sự hứa hôn.
Lễ ăn hỏi cũng lại phải xem ngày và phải theo đòi hỏi của nhà gái, đủ cau, trà biếu khắp nội ngoại bạn bè. Ở quê, lễ ăn hỏi chỉ cần một, hai chai rượu, cau trầu đủ để biếu. Mỗi phần ba quả, ít thi chia một quả. Những nhà giàu thì bày vẽ mỗi phần biếu một bánh chưng, một bánh dày, một gói nem, một gói trà chừng vài ba ấm, bốn quả cau, bôn lá trầu.
Sau lễ ăn hỏi là việc bái hỷ và chia trầu. Mỗi lễ đem chia gồm một lá trầu, một quả cau, chục hạt mứt sen, một ấm trà: Những thứ này được phong trong giấy hồng, gấp thành hình hộp vuông mỗi chiều khoảng 5-6 cm, cao độ 2 cm. Trên hộp vuông ấy người ta dùng giấy bạc trang kim cắt hình chữ hỷ dán lên trên.
Trong lễ ăn hỏi, hai họ cũng xem ngày và định ngày cưới cho đôi trẻ. Đây là một ngày hệ trọng của đời người nên xem ngày, giờ rất kỹ lưỡng. Ngày xưa, người ta chọn ngày cưới là ngày bất tương, thiên hỷ, thiên đức, nguyệt đức v.v... Giờ cưới phải luôn luôn là giờ hoàng đạo (xem bảng). Sau lễ ăn hỏi, thông qua bà mối, nhà trai sẽ biết nhà gái thách những gì.


BẢNG TÍNH GIỜ HOÀNG ĐẠO
Ngày
Sửu
Dần
Mão
Thìn
Tỵ
Ngọ
Mùi
Thân
Dậu
Tuất
Hợi
Dần, Thân,
Đi
đứng
bình
yên
đến
đâu
cũng
được
người
quen
đón
chào
Mão, Dậu,
Đến
cửa
động
đào
tiên
đưa
đón
qua
đèo
thiên
thai
Thìn, Tuất,
Ai
ngóng
đợi
ai
đường
đi
suôn
sẽ
đẹp
đôi
bạn
đòi
Tỵ, Hợi,
Cuối
đất
cùng
tròi
đến
nơi
đắc'
địa
còn
ngồi
đắn
đo
Tý, Ngọ,
Đẹp
đẽ
tiền
đồ
qua
sông
đừng
vội
đợi
đò
sang
ngang
Sửu, Mùi
sẵn
kẻ
đưa
đường
băng
đèo
vượt
suối
đem
sang
đồn
điền