Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Lễ tạ ơn ông tơ hồng

Vì người ta cho việc vợ chồng là có ông Nguyệt Lão định trước, cho nên phải tạ ơn ông ấy, và cầu ông ấy phù hộ cho ăn ở được trăm năm với nhau.
Sau khi đón dâu về, gia đình chú rể bày hương án ra sân, dùng lễ xôi gà trầu rượu, chủ hôn vào lễ trước, rồi hai vợ chồng vào lễ sau, thường lệ có đọc văn tế. Văn tế Tơ hồng mỗi nơi viết một khác, không có khuôn phép bắt buộc, nhưng nội dung là ca tụng công đức ông Tơ bà Nguyệt xe môi duyên lành cho đôi trẻ và mong ông bà phù hộ cho cô dâu chủ rể ăn ở với nhau trọn tình trọn nghĩa đến đầu bạc răng long, sinh nhiều con đàn cháu đông.


Phong tục này chỉ có một số’ gia đình ở nước ta còn theo, phần nhiều đại chúng thì bỏ qua. về phần tinh thần đạo lý, lễ Tơ hồng biểu dương trong đạo vỢ chồng, là một nghi lễ có ý nghĩa cao quý.
Lời khấn :
"Hôm nay, ngày... tháng... năm...
Chủ hôn là... người thôn... xã... huyện... tỉnh...
Có con trai (trưởng, thứ) tên là... kết duyên cùng... con gái (trường, thứ) của ông bà... người xã... huyện... tỉnh...
Nay thủ tục hôn lễ đã thành, xin kính dăng lễ mọn gồm... gọi là theo phong tục lễ nghi thành hôn.
Trước án thờ tơ hồng Nguyệt lão thiên tiên
Trước linh toạ ngũ tự gia thần chủ tôn linh.
Trước liệt vị gia tiên chủ chăn linh.
... Khấn rằng : Tơ hồng Nguyệt lão thiên tiên
Rất công rất chính,
Chẳng vị chẳng thiên.
Gương Ngọc kính soi thông thế sự ;
Sợi xích thằng giao kết nhân duyên.
Trước theo nhạn cá thông môi, trạch phối hôn nhân tuy rằng phận đinh ;
Nay mừng uyên ương gặp lứa, tác thành gia thất, vốn tự tiên nhiên.
Ngửa trông linh đức;
Chứng giám vi kiêm
Hoà hiếu chung vui hai họ ỉ
Xướng tuỳ những ước bách niên
Nhờ ra con có của nên, điều lên chỉ từ nay hợp
cẩn.
Mong được duyên ưa phận đẹp, phúc chung tư đội đức Thiên tiên.
Cẩn cáo".
Sau lễ tế ông tơ bà Nguyệt, cô dâu chú rể vào phòng riêng, ông cụ cầm hương dẫn đoàn đón dâu của nhà trai trải chiếu cho cô dâu chú rể. Chiếu phải trải phang, kiêng trải lệch. Sau đó cụ rót hai chén rượu mòi cô dâu chú rể uống, rồi ý tứ lui ra ngoài khép cửạ buồng lại. Cô dâu chú rể sẽ ăn
cùng với nhau bữa cơm đầu tiên.
Tối hôm đó, khi nhập phòng, người chồng lấy cơi trầu tế Tơ hồng trao một miếng cho vợ, rót một chén rượu, mỗi người uống một nửa, gọi là lễ Hợp cẩn. Thời xưa, vợ lạy chồng hai lạy, chồng đáp lại bằng ba vái để tỏ lòng tương kính.
Nhiều gia đình phong kiến thời xưa, phỏng theo tục lệ Trung Quốc, đêm tán hổn cho lót giấy bản, gọi là giây thám trinh, để xem ngưòi con gái còn trinh tiết hay không. Nếu còn trinh thì sẽ có
mấy giọt máu trên giấy. Nếu không, trong lễ lại mặt, nhà gái sẽ nhận được một cái thủ lợn cắt lỗ tai, ngầm báo nhà trai sẽ trả lại cô dâu vĩ đã mất trinh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét