Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Hướng dẫn bày trí bàn thờ ngày tết


Thờ  cúng ông bà tổ tiên là một truyền thông quý bàu của người Việt Nam từ ngàn xưa và trở thành một việc rất quan trọng và thiêng liêng. Đặc biệt trong những ngày tết cổ truyền thì nó càng trở nên quan trọng và cách bài trí bàn thờ ông bà tổ tiên cũng là một việc rất quan trọng đòi hỏi sự tỉ mỉ và hiểu biết

Lau rửa ban thờ

Thường vào những ngày giáp tết 28-29 âm lịch các gia đình sẽ hạ ban thờ gia tiên xuống lau rửa để chuẩn bị cho năm mới, ban thờ của các dòng họ hay đình cũng được hạ xuống lau rửa cho sạch sẽ, theo quan niệm của người việt thì việc lau rửa bàn thờ thường do nam giới hoặc do các cụ cao tuổi lau rửa đặc biệt không được cho các nữ giới đang trong ngày khiêng kỵ lau rửa. Nước và chỗ để lau rửa ban thờ cũng phải là nước sạch chưa qua sử dụng, chỗ rửa phải cao ráo tránh những chỗ bẩn. Khi lau rửa ban thờ không được để các đồ thờ cúng xuống đất, phải được kê lên bàn hoặc tấm gỗ sạch. một điều cũng rất được chú trọng, đó là vị trí các đồ vật có trên ban thờ. khi chúng ta hạ ban thờ xuống và đặt trở lại không được làm thay đổi vị trí các đồ vật có trên ban thờ, những người trẻ không biết sẽ làm sáo trộn các đồ vật dù chỉ rất nhỏ nhưng nó rất quan trọng trong tâm linh của người việt. sau khi lau rửa sạch sẽ cần để khô rồi cho lên như vị trí ban đầu

Bày biện ban thờ ngày tết

Khoảng sáng 30 tết bàn thờ sẽ được trang trí để chuẩn bị cúng bữa cơm tất tiên và cho cả những ngày tết. Bàn thờ cổ và thờ hiện đại đều giống nhau về bố cục, có mâm ngũ quả ở giữa, cặp bánh trưng bên phải, lọ hoa bên trái, có chỗ để mâm cơm cúng. Khác nhau là những thứ bày trí. trước kia các cụ bày mâm ngũ quả có chuối, bưởi, quất, ớt đỏ, trứng gà. Ngày nay mâm ngũ quả không còn như trước nữa, nó được thêm rất nhiều loại quả quý hiếm thay thế, có nhà không trên mâm ngũ quả không có quả buoi hoặc nải chuối.
Trên ban thờ ngày tết của các cụ không thể thiếu được hương vòng đặt trên bát hương, cành đào cây mía ông táo ông công hai bên, cặp bánh..

Bày biện ban thờ ngày tết sao cho đủ và đúng

Ban thờ ngày tết nhất thiết phải có những thứ sau:

Mâm ngũ quả được đặt chính giữa ban thờ, trên mâm ngũ quả phải có nải chuối ôm quả bưởi, ớt đỏ, quất, quả trứng gà dắt trong các khe của nải chuối, tất cả các quả được bày trí trên mâm ngũ quả phải còn cành và lá.
Việc bày mâm ngũ quả ngày Tết xuất phát từ thuyết ngũ hành: kim – mộc – thủy – hỏa – thổ. Đại diện cho các ngũ hành này thường là 5 loại quả có màu chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam thể hiện sự Phú (giàu có) – quý (sang trọng) – thọ (sống lâu) – khang (khỏe mạnh) – ninh (bình yên).


 Cặp bánh trưng xanh là không thể thiếu bên trái mâm ngũ quả. có 1 lọ hoa bên cạnh ban thờ, có thể là hoa hoa dơn hoặc hoa ly thường được bày trí nhiều hoặc cành đào, những chén nước cũng phải được thay thường xuyên thay nước mới. phải có 1 ngọn đèn dầu bên cạnh, có chỗ đặt mâm cỗ cúng. Có thể bày trí thêm theo phong tục của các vùng miền, địa phương cho phù hợp
Ban thờ tổ tiên thường được thắp sáng liên tục trong những ngày tết, hiện nay nhiều nhà sử dụng bóng đèn để thắp sáng bàn thờ thay cho đèn dầu nhưng đối với nhiều nhà thì vẫn phải có thêm đèn dầu. Việc tháp hương mời các cụ trong 3 ngày tết cũng là việc không thể thiếu, hương khói còn tạo cảm giác ấm cũng trên ban thờ,
Bàn thờ ngày Tết không chỉ là nơi tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên gắn kết hai thế giới lại gần nhau hơn mà đó còn là nơi gửi gắm những lời chúc may mắn và một năm mới an khang, thịnh vượng hơn.
Việc bày trí ban thờ vào ngày tết là một truyền thông quý bàu của không chỉ người dân Việt Nam mà còn là truyền thống của các nước theo phạt giáo.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét